Điểm nhấn ngành ngân hàng 2018

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong năm 2018, hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục được lành mạnh hóa, với các chính sách tiền tệ linh hoạt và ổn định.
Điểm nhấn ngành ngân hàng 2018
Một số cổ phiếu ngân hàng thị giá cao nhất hiện nay. Biểu đồ: Zing

Công tác xử lý nợ xấu đạt được kết quả tích cực; tín dụng tăng trưởng tốt, tái cơ cấu theo đúng lộ trình,... sẽ hứa hẹn một năm thành công của hệ thống ngân hàng.

Nhiều ngân hàng lên sàn chứng khoán

Tính đến cuối năm 2017, đã có 5 TCTD quyết định dứt điểm thời điểm chào sàn. Trong đó, điểm đỗ của VIB, Kienlong Bank, LieenVietPost Bank và cuối cùng Bắc Á Bank là sàn chứng khoán UPCoM. Ngân hàng duy nhất thực hiện có mặt trên sàn chứng khoán niêm yết và đã thành công “đóng mộc” vị thế một ngôi sao mới trên bầu trời cổ phiếu là VPBank.

Xét về số lượng, các ngân hàng chạy đua lên sàn chưa thể hiện một kết quả đúng lộ trình. Tuy nhiên, đây được đánh giá là những nỗ lực không nhỏ của các TCTD trong việc hướng tới minh bạch hóa, đại chúng và niêm yết để mở ra cánh cửa thanh khoản cho cổ phiếu nhà băng.

Theo dự kiến, ngay từ ngày 5/1/ 2018, ngân hàng nổ phát pháo niêm yết thẳng trên HOSE với thông điệp “Sẵn sàng cất cánh” sẽ là HDBank. Sau HDBank, “nhiệm vụ” lên sàn kế tiếp sẽ là Techcombank, TPBank -những ngân hàng đã có kế hoạch “sớm” tuy sự chuẩn bị kéo dài hơi lâu, và còn nhiều tổ chức khác.

Tín dụng hướng ưu tiên

Năm 2017 là 1 năm nguồn vốn tín dụng đã được hấp thu đáng kể. 19% là tăng trưởng tín dụng ước tính đến cuối năm 2017, theo đúng mục tiêu Chính phủ và NHNN đặt ra.

Đánh giá độc lập, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhận định, tín dụng đã được đẩy nhanh hơn và cơ cấu tín dụng cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trung dài hạn, tăng tỷ trọng ngắn hạn. Với việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng này, giới chuyên môn đánh giá ngành ngân hàng sẽ có sức bật và hiệu quả tiếp vốn tốt hơn cho nền kinh tế trong năm 2018.

“Chiếu” trên ngân hàng sẽ còn thay đổi

Nếu như ở giai đoạn trước 2017, cách xếp hạng “chiếu trên” các TCTD bất di bất dịch bao gồm 4 NHTM quốc doanh, thì hiện nay “chiếu” này có vẻ đã trải rộng hơn chào đón nhiều ngôi sao mới. Sacombank, ngân hàng tuy đồ sộ về quy mô, đã rơi vào top các ngân hàng đang giai đoạn sắp xếp. Eximbank từng có thời lừng lẫy, nay vẫn còn ngồn ngang. Duy chỉ có ACB, sau khó khăn, đã chứng tỏ phong độ của mình ở bảng “phong thần” các ngân hàng “chiếu trên”.

Sự chuyển dịch, thay đổi các vị trí trong “chiếu trên” của các TCTD cho thấy thị trường đang ngày càng cạnh tranh lành mạnh hơn. Một khi thị trường càng tăng tính cạnh tranh, thì điều quan trọng nhất là các thành phần kinh tế sẽ có điều kiện được hưởng lợi dịch vụ, sản phẩm chất lượng và tài chính hiệu quả nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật