Sai lầm khi cho con ăn dặm khiến con chậm lớn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những sai lầm của mẹ khi cho con ăn dặm khiến con chậm lớn, dễ bị bệnh tiêu hóa.
Sai lầm khi cho con ăn dặm khiến con chậm lớn
(Ảnh minh hoạ).

Giai đoạn ăn dặm đánh dấu bước phát triển mới của bé, sự kiên nhẫn của mẹ sẽ giúp bé yêu sớm làm quen với giai đoạn này.Rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng do cha mẹ cho ăn dặm không đúng về lượng và chất. Không ít bậc cha mẹ thắc mắc tại sao con mãi không tăng cân, trong khi họ đã dành rất nhiều thời gian chế biến và liên tục đổi món để làm mới thực đơn của bé. Cùng điểm lại các sai lầm mà nhiều bà mẹ đang mắc phải khiến con chậm lớn, dễ mắc bệnh tiêu hóa nhé!

1. Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm tốt nhất. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn, phản xạ nhai của bé cũng tốt hơn và đặc biệt, thời gian này, các bà mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm trở lại nên việc cho bé tập ăn dặm sẽ tốt hơn cho cả mẹ và con.

Nhưng nhiều mẹ đang cho con ăn dặm quá sớm, từ 3-4 tháng. Bé ăn dặm quá sớm sẽ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa (đi phân sống, tiêu chảy)… tệ hơn nữa là sẽ khiến bé chán ăn, bỏ ăn, chậm lớn.

2. Cho con ăn quá nhiều đạm

Cung cấp khẩu phần ăn quá nhiều đạm là thói quen sai lầm thường gặp của rất nhiều bà mẹ với mong muốn con có một bữa ăn chất lượng hơn. Tuy nhiên, với cách cho bé ăn thế này vô tình khiến lượng đạm “quá tải” trên c‌ơ th‌ể bé sẽ bị đào thải mà con lại thiếu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn bớt lượng sữa đi vì sợ con quá no, không thể ăn được cháo, bột nữa. Thực tế là bé dưới 1 tuổi vẫn cần sữa cho bữa chính, bột, cháo chỉ là bữa phụ.

3. Nghiền hoặc lọc đồ ăn quá kỹ

Nhiều mẹ có thói quen sợ con không tiêu hóa được nên xay xay, giã giã thực phẩm rồi chỉ lọc lấy nước nấu cho bé ăn. Đây là thói quen sai lầm cơ bản bởi chính chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, lại không bỏ phí một lượng dinh dưỡng còn sót lại trên thực phẩm còn lại. Ngoài ra, lọc hoặc nghiền đồ ăn quá kỹ sẽ khiến bé chỉ biết nuốt chửng mà bỏ qua việc nhai, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Thậm chí có những bé 3 tuổi đi mẫu giáo nhưng không thể ăn cơm cùng các bạn do ở nhà vẫn được bố mẹ cho ăn cháo, rau củ xay nhuyễn.

4. Chỉ dùng nước xương nấu cho bé

Không ít bà mẹ cho rằng ninh xương lấy nước để nấu cho bé sẽ cung cấp lượng canxi giúp xương bé cứng cáp và nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên các mẹ không biết rằng nước ninh xương thực tế chỉ nhiều chất béo, canxi thực chất nằm trong xương và khó hòa tan trong nước. Vì vậy, thay vì chỉ dùng nước xương nấu cháo, bột cho con, mẹ nên cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm, cua… và các loại rau củ khác nhé.

5. Cho con ăn theo sở thích

Nhiều trẻ chỉ thích ăn một loại thực phẩm duy nhất là thịt, hoặc cá, hoặc tôm. Chính vì vậy để chiều theo ý con và khiến con ăn ngon miệng, một số bà mẹ đã nấu loại thực phẩm này lặp đi lặp lại nhiều bữa, khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đa dạng.

6. Các bữa ăn kéo dài quá

Một số mẹ cho rằng chỉ cần con ăn hết 1 bát cháo, bột thì dù mất nhiều thời gian cũng không sao. Đây là lỗi phổ biến nhất của các mẹ. Mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng 30 phút, sau 30 phút, dù bé ăn được nhiều hay ít cũng không nên tiếp tục ép con ăn nữa.

7. Không cho dầu vào khẩu phần ăn của bé

Mặc dù chế biến đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhưng nhiều bà mẹ quên rằng dầu ăn cũng cực kỳ quan trọng với bé.

Mỗi bữa ăn mẹ nên thêm vào cháo, bột của con 1 muỗng cà phê dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ. Dầu ăn có tác dụng giúp hòa tan một số vitamin, và đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng bảo vệ c‌ơ th‌ể trước những thay đổi về nhiệt độ, ngoài ra còn giúp bữa ăn của bé ngon hơn.

8. Nấu một nồi cháo cho trẻ ăn cả ngày

Nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

Nếu bận rộn, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng, rồi mỗi bữa thì múc ra xoong nhỏ hơn để nấu cùng rau củ, thịt cá… khác cho con nhé.

9. Mẹ không kiên trì khi cho con ăn dặm

Khi thấy con ăn ít, ăn chậm, nôn ói hoặc mất quá nhiều thời gian cho các bữa ăn của con, mẹ thường thất vọng, nản lòng và thường kệ cho con ăn uống theo ý của con. Kết quả là con gầy ốm, suy dinh dưỡng, chậm lớn thậm chí mắc bệnh về tiêu hóa. Thực tế, khi bắt đầu cho con ăn dặm hoặc thử các món mới, mẹ cần kiên nhẫn vì bé phải mất nhiều ngày mới có thể làm quen với món ăn. Việc ăn uống phụ thuộc vào từng bé, có bé 1 tuổi đã có thể ăn được cơm, nhưng cũng có những bé 2 tuổi vẫn thích ăn cháo. Mẹ không nên ép con vào khuôn khổ luôn mà hãy hướng dẫn con dần dần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật