Những sự kiện giáo dục đáng chú ý năm 2017

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các đội tuyển Olympic đạt thành tích cao nhất trong lịch sử; thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; đề xuất tăng lương cho giáo viên... là những sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2017.
Những sự kiện giáo dục đáng chú ý năm 2017
Các chính sách của ngành Giáo dục luôn được sự chú ý nhiều từ xã

hội.Các đội tuyển Olympic đạt thành tích cao

Năm 2017, 5 đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học đã mang về thành tích cao nhất từ trước đến nay với tổng số 31 huy chương, trong đó có 14 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 4 huy chương đồng. 

Trong đó, đội tuyển Olympic Toán giành thành tích cao nhất trong lịch sử 43 năm tham dự với 4 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn và có một học sinh đạt số điểm cao nhất kỳ thi. Đội tuyển Olympic Vật lý cũng lần đầu tiên có tới 4/5 học sinh trong đội tuyển đoạt huy chương vàng, 1 học sinh đoạt huy chương bạc. Đội tuyển Hóa học mang về 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc. Sau 16 năm tham dự, đội tuyển Sinh học lần đầu tiên đoạt 1 vàng, 2 bạc tại một kỳ Olympic quốc tế. 

Điểm chuẩn trường sư phạm thấp kỷ lục

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017, một số trường như: Cao đẳng (CĐ) Sư phạm Bắc Ninh đưa ra mức điểm chuẩn 9 điểm, tức là chỉ cần trung bình 3 điểm/môn, theo kết quả thi THPT quốc gia với các ngành sư phạm Toán, Sinh, Ngữ văn. CĐ Sư phạm Lào Cai lấy điểm trúng tuyển hệ chính quy là 9,5 điểm. CĐ Sư phạm Hà Nam, Hải Dương có điểm chuẩn của tất cả ngành học là 10. Từ thực tế này, xã hội lo ngại chất lượng giáo viên trong tương lai sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
Thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Ngày 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.
Dự kiến thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên

Tháng 5/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được mà phải có lộ trình.
 Dự kiến chi 12.000 tỷ đồng đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ

Đầu tháng 11/2017, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2015 tầm nhìn 2030. Mục tiêu đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ đạt tỷ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ). Sau khi dự thảo được công bố, xã hội lại tiếp tục lo ngại về những câu chuyện “tiến sĩ giấy”, lạm phát đào tạo tiến sĩ. 
 Lần đầu tiên công bảng xếp các trường đại học

Ngày 9/6, Nhóm Xếp hạng các trường đại học Việt Nam công bố bảng xếp hạng 49 trường đại học có đầy đủ thông tin nhất, dựa trên cơ sở dữ liệu của hơn 100 trường đại học mà nhóm này đã thu thập từ năm 2014.
Theo kết quả nghiên cứu của Nhóm Xếp hạng các trường đại học Việt Nam cho thấy, các đại học quốc gia, đại học vùng có lịch sử lâu đời có quy mô lớn đều đứng ở thứ hạng cao, cụ thể: Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đứng thứ nhất trong bản xếp hạng, Đại học Đà Nẵng ở vị trí thứ 4 và Đại học Quốc gia TP.HCM xếp hạng thứ 5. Trong tốp 10 trường hàng đầu còn có các trường đại lớn truyền thống khác như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 3, Đại học Cần Thơ xếp thứ 6, Đại học Bách khoa Hà Nội vị trí thứ 7, Đại học Sư phạm Hà Nội thứ 10. 
Một số trường đại học mới thành lập chưa lâu, được biết đến ít hơn nhưng lại có vị trí cao trong bảng xếp hạng. Đó là trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng thứ 2, trường Đại học Duy Tân đứng thứ 9. Đặc biệt, các trường đại học thuộc khối kinh tế nổi tiếng và là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều học sinh giỏi lại có xếp hạng trung bình. Đơn cử như trường Đại học Ngoại thương đứng thứ 23, Đại học Thương mại xếp thứ 29, Đại học Kinh tế quốc dân đứng ở vị trí 30, Học viện Tài chính đứng thứ hạng 40.
Đề xuất tăng lương giáo viên, miễn học phí bậc THCS

Tại Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh trung học cơ sở trường công lập.  Đồng thời, tại Điều 81 về tiền lương trong dự thảo nêu cần sửa đổi: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, hiện ngân sách nhà nước hạn chế nên việc tăng lương cho giáo viên cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng.
Dự kiến bỏ “lệnh cấm” thi vào lớp 6

Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, dự thảo bổ sung: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh”.
B.H trẻ em mầm non nhức nhối xã hội

Ngày 8/1, trên mạng xã hội xuất hiện video dài gần 2 phút ghi cảnh một cô giáo tại trường mầm non Sen Vàng (Minh Khai - Hà Nội) cầm dép đập vào đầu, mặt bé trai khiến bé khóc, dùng vật cứng đập vào đầu bé khác cùng lời đe dọa “ngậm mồm”. Cuối video, một cô giáo mặc đồ thể thao, hai tay đút túi quần, dùng đầu gối thúc nhẹ vào bụng một bé đang khóc kèm lời quát. Ngày 26/11, dư luận lại bức xúc vụ việc bảo mẫu dùng tay chân, can nhựa, chổi lau nhà, thậm chí cả dao, hành hạ trẻ mầm non của cơ sỏ Mầm Xanh ở TP.HCM khiến dư luận bức xúc.  Sự việc khiến cho phụ huynh lo lắng chất lượng ở các cơ sở giáo dục mầm non và đạo đức của một số giáo viên mầm non.
Phụ huynh bức xúc lạm thu đầu năm học

Đầu năm học, nhiều khoản thu của các trường đã thực hiện trái quy định nên gây bức xúc đối với nhiều phụ huynh và xã hội, như trường Tiểu học Đặng Cương (An Dương - Hải Phòng), trường Tiểu học Chu Văn An, TP.Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp)…  Xuất phát từ tình trạng lạm thu đầu năm học, phụ huynh Vũ Quốc Bình ở TP.HCM viết đơn đề nghị giải tán hội phụ huynh. Bộ GD&ĐT sẽ xem xét lại Thông tư về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh để có thể có những điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục tình trạng này.
Đề xuất cải cách chữ tiếng Việt gây nhiều tranh cãi

Việc PGS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trường trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt gây ra cuộc tranh cãi lớn. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Chính phủ và Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ. Mới đây, PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần hai của bản cải tiến hệ thống chữ cái tiếng Việt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật