Bỏ tết cổ truyền, các cường quốc hàng đầu trên thế giới đã phải ân hận nhưng Việt Nam...

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cũng là một quốc gia từng bỏ Tết cổ truyền vì ’không lỡ làm nhịp giao thương với thế giới và không làm trì trệ nhịp sống của cả nước’ , Nhật bản chính là một quốc gia đã để lại cho chúng ta một bài học lớn về những nỗi đau và ân hận khó để nguôi ngoai.
Bỏ tết cổ truyền, các cường quốc hàng đầu trên thế giới đã phải ân hận nhưng Việt Nam...
Không còn Tết cổ truyền, người Nhật không cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao thời.

Cũng là một trong những quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, người dân sử dụng tết âm lịch như Việt Nam. Thế nhưng đến ngày  3/2/1872, tức năm Minh Trị thứ 5, Nhật Bản chính thức xóa sổ Tết âm lịch, quyết định đón năm mới theo lịch của người châu Âu. Đó chính là cú chuyển mình khiến quốc gia này được cả thế giới khâm phục. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, chính phủ tiết kiệm được tiền lương tháng 13 cho công chức, giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên sự thịnh vượng ấy lại đi kèm với tiếc nuối khi giờ đây, người Nhật lại muốn truyền thống năm xưa họ đã từ bỏ được sống dậy.

Bỏ tết âm, người Nhật Bản đã tự tay xóa bỏ một nét văn hóa, đồng nghĩa với việc tự cắt bỏ đi một phần tinh hoa của dân tộc và một phần linh hồn của họ. Không còn tết cổ truyền, người Nhật không cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao thời. Dù rằng những phong tục tập quán vẫn giữ có chăng là ‘chuyển’ sang những ngày cuối năm thế nhưng vì một điều gì đó, họ vẫn không cảm nhận được tình cảm gia đình và sự gắn bó giữa cộng đồng một cách trọn vẹn.

Tết là dịp để người thân trong gia đình quây quần bên nhau.

Những thành tựu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ của Nhật Bản luôn là tấm gương để bất cứ quốc gia nào cũng phải ngưỡng mộ, học hỏi. Và giờ đây là câu chuyện xóa bỏ nét văn hóa truyền thống cùng những hệ lụy để lại mà Việt Nam cần phải nhìn vào. Nếu nói nghỉ Tết dài sẽ dẫn đến trì trệ mọi hoạt động xã hội, lãng phí, tệ nạn thì ngược lại đó cũng là yếu tố kíc‌h thí‌ch tiêu dùng, bỏ đồ cũ thay đồ mới cùng các giá trị du lịch tăng cao. Hơn thế, với khí hậu của nước ta thì tháng 12 dương sang đến tận tháng 1 vẫn chưa thể cảm nhận được khí hậu đặc trưng của ngày tết cũng như sự giao thoa của tự nhiên. Thay vì đổ lỗi cho tết làm hư con người, kéo lùi đất nước vậy tại sao không nhìn vào những giá trị tích cực?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật