Guatemala bác tin bị Mỹ ép chuyển đại sứ quán đến Jerusalem

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoại trưởng Guatemala cho biết nước này không chịu áp lực từ Mỹ khi thông báo chuyển đại sứ quán ở Israel từ Tel Aviv về Jerusalem.
Guatemala bác tin bị Mỹ ép chuyển đại sứ quán đến Jerusalem
Ngoại trưởng Guatemala Sandra Jovel

"Không có áp lực nào. Không có đề nghị nào từ Mỹ. Đó là quyết định của chính phủ, nhà nước và là chính sách đối ngoại của Guatemala", báo dẫn lời Ngoại trưởng Guatemala Sandra Jovel trả lời họp báo tại Guatamala City ngày 27/12.

Bà Jovel nhấn mạnh đại sứ quán Guatemala ở Israel không phải "chuyển" mà là "quay về" Jerusalem, vị trí ban đầu trước khi phải dời đến Tel Aviv năm 1978. Một số quốc gia Mỹ Latinh từng đặt phái đoàn ngoại giao tại Jerusalem trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết năm 1980, lên án Israel tìm cách thay đổi "đặc tính và trạng thái" của thành phố, gọi đó là một rào cản hòa bình.

Theo bà Jovel, kế hoạch chuyển đại sứ quán "đã được cân nhắc trong 5 tháng trước. Mọi thứ chỉ diễn ra trùng hợp. Các nghị quyết ở Liên Hợp Quốc cùng những diễn biến khác cho thấy đây là thời điểm phù hợp".

Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổng thống Guatemala Jimmy Morale ngày 24/12 quyết định nước này sẽ chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv về Jerusalem. Với động thái trên, Guatemala trở thành quốc gia đầu tiên theo chân Mỹ trong vấn đề Jerusalem.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 thông báo coi Jerusalem là thủ đô Israel và sẽ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem. Guatemala, cũng như Mỹ, không nêu thời gian cụ thể. Tuy nhiên, đây là bước đi gây tranh cãi với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế rằng trạng thái của Jerusalem chỉ có thể được quyết định thông qua đàm phán giữa Israel và Palestine.

Trạng thái của Jerusalem là một trong những vật cản lớn nhất đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel chiếm Đông Jerusalem năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.

128/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tuần trước bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết bác bỏ quyết định của ông Trump. 9 quốc gia phản đối nghị quyết, gồm Mỹ, Israel, Guatemala, Honduras, Marshall Islands, Micronesia, Nauru, Palau và Togo. Những nước còn lại bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói quyết định của Mỹ và Guatemala "mới chỉ là khởi đầu" và dự đoán "còn những nước khác". Liên minh châu Âu (EU) bác khả năng thay đổi lập trường. Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nói họ đều ủng hộ thiết lập một nhà nước Palestine.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7847
  1. Ai Cập: Dự luật của Israel về Jerusalem vi phạm các nghị quyết quốc tế
  2. Vụ Jerusalem: Ông Trump bóng gió cắt viện trợ Palestine
  3. Israel thay đổi luật để kiểm soát Jerusalem
  4. Israel “nổi sóng” Trung Đông với đạo luật mới về Jerusalem
  5. Israel nới rộng giới hạn về nhượng lại đất ở Jerusalem
  6. Vì sao Mỹ gia tăng sức ép tài chính lên LHQ?
  7. Hơn 50 người Palestine bị thương trong vụ đụng độ với quân đội Israel
  8. ‘Ngòi nổ’ cuộc xung đột Israel - Palestine
  9. Đại hội đồng LHQ bác bỏ tuyên bố của Mỹ về vấn đề Jerusalem
  10. Nhật Bản sẽ không chuyển Đại sứ quán tại Israel về Jerusalem
  11. Hamas: Mỹ muốn vùng ngoại ô Jerusalem là thủ đô của Palestine
  12. Phản ứng sau quyết định của Guatemala chuyển đại sứ quán tới Jerusalem
  13. Động lực thúc đẩy ‘Donald Trump của Guatemala’ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem
  14. Các nước phụ thuộc Mỹ sẽ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv tới Jerusalem
  15. Palestine phản đối Guatemala chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem
  16. Israel bàn với 10 nước về chuyển đại sứ quán đến Jerusalem
  17. OIC lên tiếng ủng hộ Palestine đối với vùng đất thiêng Jerusalem
  18. Trump khiến Trung Đông thay đổi thế nào trong một năm cầm quyền?
  19. Thủ tướng Israel ủng hộ việc dời Đại sứ quán Guatemala
  20. Căng thẳng gia tăng xung quanh Jerusalem
  21. Báo Israel: Đại sứ Mỹ thảo luận về địa điểm đặt Sứ quán ở Jerusalem
Video và Bài nổi bật