Cưỡng chế tàu cá, đưa vào nơi trú ẩn an toàn

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bão Tembin sau khi đi qua Phillipines đã gây thiệt hại nặng về người. Điều đó cho thấy đây là cơn bão rất mạnh, cần phải quyết liệt trong ứng phó.
Cưỡng chế tàu cá, đưa vào nơi trú ẩn an toàn
Ảnh minh họa

Cán bộ công nhân viên Khu di tích lịch sử Côn Đảo đang chằng chống mái nhà chống bão - Ảnh: VÕ HOÀNG

Audio Trung tá Đinh Tất Thắng chỉ huy trưởng cụm dịch vụ hậu cần kỹ thuật Sinh Tồn, Trường Sa thông tin về tình hình bão Tembin trên đảo Sinh Tồn.

Ông Trần Quang Hoai, tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) khẳng định như vậy tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ứng phó với bão Tembin sáng 24-12.

Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng báo báo đến sáng 24-12, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 60.413 phương tiện/307.742 lao động về diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

131 tàu cá và 1.117 ngư dân đang ở Trường Sa

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), như vậy chiều tối và đêm nay bão số 16 duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 10m sẽ đi qua khu vực đảo Trường Sa Lớn và Huyền Trân; cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).  

Theo Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, số tàu hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa tương đối nhiều với 131 tàu/1.117 lao động, trong đó có 22 tàu/371 lao động của Quảng Ngãi, 3 tàu/20 lao động của Bình Định, 100 tàu/667 lao động của Phú Yên, 5 tàu/45 lao động của Khánh Hòa,1 tàu/14 lao động của Bình Thuận.

"Tất cả những tàu thuyền kể trên đã được tổ chức hướng dẫn cho các phương tiện neo đậu trú tránh. Báo cáo từ lực lượng hải quân cho biết đã tổ chức kiểm đếm các tàu đang neo đậu ở Trường Sa, các tàu đều an toàn" - đại biện Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng cho biết.

Tuy nhiên, theo thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, chánh văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bão Tembin là cơn bão mạnh, di chuyển vào vùng trọng điểm Cà Mau và một số khu vực khác.

"20 năm trước bão Linda cũng gây thiệt hại thảm khốc ở Cà Mau. Với bão Tembin, có rất nhiều nguy cơ nổi lên. 

Thứ nhất, nguy cơ thiệt hại về người, tài sản trên biển còn rất lớn. Thứ hai, nguy cơ về tàu thuyền chìm hàng loạt ở cảng, cửa sông, trong đó lưu ý khu vực Nam Bộ có số lượng tàu thuyền rất lớn. Thứ ba, nguy cơ về thiệt hại nhà ở vì khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão là nơi có nhà cửa thô sơ, sức chịu đựng yếu" - ông Nghĩa nêu. 

Theo ông Nghĩa, trong triển khai ứng phó với bão Tembin, cần quyết liệt để đảm bảo cao nhất an toàn về người. 

"Trong ứng phó, Bộ Quốc phòng đã có ba công điện chỉ đạo. Bộ trưởng, Tổng tham mưu trưởng đã lệnh cho các lực lượng từ quân khu 5 trở vào trong phải đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Tuy nhiên, ở cấp cơ sở, phải rút kinh nghiệm từ bão số 12, phải truyền thông mạnh mẽ tới người dân" - ông Nghĩa nói.

Tuy nhiên, theo ông Hoài, hiện nay vẫn còn tình trạng một số tàu chưa liên lạc được. 

"Ngày 23-12 còn 5 tàu của Cà Mau chưa liên lạc được, đến hôm nay vẫn còn 3 tàu chưa liên lạc được. Vì vậy, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng cần phải kiểm soát lại số tàu thuyền này" - ông Hoài nêu. 

Phải kiên quyết cưỡng chế lên bờ

Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân các tỉnh vào trú bão tại sông Cầu Sấu ( An Thới, Phú Quốc) - Ảnh DUY KHÁNH

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nhấn mạnh như vậy tại phiên họp. 

Theo ông Thắng, ngoài chủ động ứng phó vỡi bão Tembin theo dự báo cần chủ động các tình huống khi có dự báo xu thế bão Tembin đi lệch về phía Nam, di chuyển sang biển Tây, vì đây là khu vực dễ bị tổn thương, vùng sạt lở cao. 

"Việc cấm biển phải thực hiện triệt để. Theo dự báo của Nhật Bản, sau khi bão qua khu vực Nam Bộ, vào biển phía Tây của Nam Bộ vẫn còn cấp 9. Đây là điều rất đáng chú ý vì khu vực này có số lượng tàu thuyền hoạt động lớn, phải kiểm soát chặt chẽ" - ông Thắng yêu cầu. 

Theo ông Thắng, trước những diễn biến còn phức tạp của bão Tembin, các địa phương phải tính toán cụ thể các phương án di dời người dân vùng cửa sông, khu vực sung yêu vào sâu trong đất liền. 

"Với những tàu thuyền đánh bắt gần bờ, số lượng ở khu vực này rất lớn nên không cho phép chủ quan. Đặc biệt, cần gấp rút tìm mọi cách liên lạc với các tàu chưa liên lạc được" - ông Thắng chỉ đạo. 

Rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó với bão số 12, thứ trưởng Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương phải nỗ lực rất lớn để không thiệt hại về tính mạng con người. 

"Từ trưa ngày 25-12 phải cơ bản xong công tác di dời người ở các tàu thuyền, lồng bè lên bờ. Đến tối mai 25-12 phải thực hiện cưỡng chế, đợt này dứt khoát phải cưỡng chế hết người ở tàu thuyền và người trên lồng bè lên bờ" - ông Thắng nói.   

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7844
  1. Bão số 16 suy yếu nhanh: Cơ quan khí tượng lên tiếng
  2. Trên 215.000 người tránh bão ở bán đảo Cà Mau đã về nhà
  3. Bão suy yếu thành áp thấp, Bạc Liêu vẫn cấm biển
  4. Dựng lại nhà sau khi dỡ gần hết mái, vách để tránh bão Tembin
  5. 12 tàu cá ở Côn Đảo bị bão số 16 đánh chìm và hư hỏng
  6. Bão số 16 suy yếu, Bạc Liêu vẫn cấm tàu thuyền ra khơi
  7. Bão số 16 không vào đất liền: Người dân vẫn giữ dây chằng nhà cửa
  8. Cà Mau thực hiện nhiệm vụ sau cơn bão số 16
  9. Hỗ trợ người phụ nữ chuyển dạ trong lúc đi tránh bão
  10. Bão tan, người dân miền Tây hứng khởi sửa thuyền chờ ra khơi
  11. Bão số 16 tan dần trên vùng biển phía nam Cà Mau
  12. Người dân được mời vào khách sạn ở Vũng Tàu tránh bão
  13. Trên 215.000 người tránh bão ở bán đảo Cà Mau đã về nhà
  14. Đất Mũi nhộn nhịp trở lại sau bão Tembin
  15. Bão số 16 - Tembin suy yếu thành áp thấp, mưa lớn ở Nam Bộ
  16. Bão số 16 tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp
  17. Bão số 16: Nam Bộ có thể xuất hiện lốc xoáy nguy hiểm
  18. Vẫn tiếp tục lệnh cấm ra khơi sau bão số 16
  19. Tránh bão “hụt”, người dân miền Tây trèo ghe thuyền trở về nhà
  20. Không kịp trở tay vì thông báo nghỉ tránh bão
  21. Hàng trăm ngàn người được sơ tán an toàn
  22. Số người thiệt mạng vì bão ở Philippines tăng mạnh
Video và Bài nổi bật