Cảnh sát công nghệ cao sẽ bóc gỡ đường dây buôn, bán vũ khí qua mạng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tội phạm buôn bán vũ khí thường giao dịch qua mạng xã hội thay bằng gặp mặt trực tiếp. Họ thường tháo rời vũ khí, công cụ hỗ trợ rồi gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh...
Cảnh sát công nghệ cao sẽ bóc gỡ đường dây buôn, bán vũ khí qua mạng
Ảnh minh họa

Phát biểu tại hội nghị tăng cường đấu tranh phòng chống mua bán vũ khí, vật liệu nổ, buôn lậu và gian lận thương mại được tổ chức chiều 22/12, trung tướng Nguyễn Công Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), cho biết năm 2017 nổi lên tình trạng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án, trả thù hoặc tranh giành địa bàn hoạt động giữa các băng nhóm tội phạm khiến 42 người chết, 241 người bị thương.

Hoạt động chế tạo, sản xuất trái phép vũ khí gia tăng. Đặc biệt, tình trạng mua bán vũ khí qua mạng xã hội diễn biến phức tạp.

Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8, cơ quan chức năng ghi nhận hơn 92.000 lượt tương tác của người sử dụng Internet với các bài viết mua bán vũ khí.

Xem Video: TP. Hồ Chí Minh: Phá đường dây buôn bán vũ khí với số lượng lớn trên mạng xã hội

//

Theo lãnh đạo Tổng cục cảnh sát, tội phạm thường giao dịch qua mạng xã hội thay bằng gặp mặt trực tiếp. Quá trình vận chuyển, họ thường tháo rời vũ khí, công cụ hỗ trợ rồi gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc xe khách liên tỉnh.

Để đấu tranh với loại tội phạm này, trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, cho biết cần có lực lượng chuyên trách về công nghệ cao. "Tổng cục cảnh sát đã giao cho Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp với Cục cảnh sát Hình Sự và công an địa phương lập chuyên án bóc gỡ các đường dây mua bán vũ khí qua mạng", ông Vệ nói.

Lực lượng chức năng phát hiện vụ buôn lậu xăng dầu trên biển. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.

Báo cáo của Tổng cục cảnh sát cho thấy hoạt động buôn lậu trên tuyến biển, cảng biển thời gian gần đây diễn biến phức tạp, nhất là tại các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cát Lái (TP.HCM).

Theo cơ quan chức năng, mặt hàng buôn lậu chủ yếu là xăng dầu, khoáng sản, hàng điện tử, điện lạnh, phụ tùng ôtô…

Đáng chú ý, hoạt động buôn lậu xăng dầu diễn ra ngày càng tinh vi trên các vùng phân định trên biển như Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế Tây Nam và ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Kiên Giang, TP.HCM.

Gần đây, vùng biển miền Trung gia tăng hoạt động buôn lậu quặng titan. Kết quả xác minh cho thấy titan chủ yếu từ Bình Thuận xuất lậu qua cảng Cái Mép, Cát Lái  Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) hoặc Quy Nhơn, sau đó đưa sang Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, Cục cảnh sát phòng chống buôn lậu đã bắt giữ 3 vụ, tạm giữ hơn 10.000 tấn quặng titan.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật