Những số liệu “thần thánh” của TPBank

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo cáo tài chính (BCTC) của TPBank tại quý III/2017 đang có những kết quả không đồng nhất với BCTC thời điểm 2016.
Những số liệu “thần thánh” của TPBank
Ảnh minh họa

Trên thị trường OTC, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) đã tăng giá gấp hơn hai lần so với đầu năm, lên quanh mức 25.000 – 26.000 đồng, ngang với giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn như MB, BIDV… thậm chí cao hơn cả VietinBank.

Tái cơ cấu “siêu” thành công

Từ một ngân hàng yếu kém, đến giữa năm 2015, TP Bank đã bù đắp toàn bộ lỗ lũy kế và trở thành ngân hàng duy nhất “lột xác” thành công, trong số hơn chục ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu giai đoạn 1 (2011-2015).

Năm 2016, TPBank ghi dấu ấn với việc công ty Tài chính quốc tế (IFC), WorldBank góp 4,999% cổ phần, đưa tổng vốn điều lệ của ngân hàng lên 5.842 tỷ đồng. 

Tính đến hết quý III/2017, tổng tài sản của TP Bank đạt 114.468 tỷ đồng, tăng 8,5% so với thời điểm đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 56.708 tỷ đồng, tăng trưởng 21,6%. Tiền gửi của khách hàng đạt gần 58.904 tỷ đồng, tăng 7%.

Lũy kế 9 tháng, lãi thuần của ngân hàng đạt 2.203 tỷ đồng, tăng trưởng 54%, lãi trước thuế 806,8 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ 2016, vượt chỉ tiêu cả năm 3%.

Tính đến ngày 30/9/2017, nợ xấu nội bảng của TP Bank ở mức 514 tỷ đồng, chiếm 0,9% dư nợ tín dụng. Nếu tính cả nợ xấu tại VAMC và DATC, tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ 1,9%, thấp hơn nhiều ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.

Nằm trong số các ngân hàng phải tái cơ cấu, gắn liền với đó là câu chuyện nợ xấu, nhưng nhờ chú trọng xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, trong những năm qua, TP Bank luôn duy trì nợ xấu ở mức rất thấp.

Cụ thể, năm 2015, nợ xấu nội bảng của TP Bank ở mức 185,7 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt 0,66%. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm chỉ là 0,51%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch dưới 2% đề ra.

Để rõ ràng nợ xấu của TPBank “đẹp hơn hẳn” một số ngân hàng khác, có thể so sánh với trường hợp SHB. Tính đến hết ngày 30/9/2017, tổng tài sản của SHB ở mức 264.300 tỷ đồng, tăng 13% so với hồi đầu năm, trong đó dư nợ tín dụng ở mức 191.726 tỷ đồng, tăng 18%.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của SHB đang chiếm 1,92% dư nợ, lên tới 3.671 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn – là 2.083 tỷ đồng. Tổng tài sản gấp đôi, nhưng chỉ riêng nợ có khả năng mất vốn của SHB đã gấp 4 lần tổng nợ xấu của TPBank.

Tại OCB, đến cuối tháng 9, tổng tài sản đạt 70.805 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng trưởng gần 20% đạt 46.156 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng cũng tăng tới 18%, đạt 50.804 tỷ đồng. 

Kèm với tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu của OCB cũng tăng mạnh gần 44% với 971 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của OCB tăng từ 1,75% đầu năm lên 2,1%. Tức là tổng tài sản thấp hơn, nhưng nợ xấu của OCB cũng gấp rưỡi TPBank.

Như vậy, dù là ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu, nhưng TPBank đã “vươn lên” ngoạn mục, với tăng trưởng cao nhưng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống các TCTD, trái ngược với lý thuyết tăng trưởng tín dụng cao thì nợ xấu cũng tăng mạnh.

Theo BCTC quý III/2017, tính đến ngày 30/9/2017, nợ xấu nội bảng của TPBank ở mức 514 tỷ đồng, chiếm 0,9% dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) là 173,2 tỷ đồng, tăng 59,7% so với năm 2016 (69,7 tỷ đồng); nợ nghi ngờ nhóm 4 là 140,3 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016 (70 tỷ đồng); nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 191,9 tỷ đồng, tăng 43,5% so với năm 2016 (108,4 tỷ đồng).

Trích BCTC năm 2016 và quý III/2017 của TPBank với những số liệu "thần thánh"

Số liệu “biết múa”

Đáng chú ý, tại BCTC năm 2016, tính đến ngày 31/12/2016, nợ nhóm 3 ghi nhận 81,8 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2015 (37,7 tỷ đồng); nợ nhóm 4 là 79,3 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2015 (68 tỷ đồng); nợ có khả năng mất vốn của TPBank ghi nhận mức 169,9 tỷ đồng tăng 53% so với năm 2015 (80,1 tỷ đồng).

Nếu như số nợ xấu cuối kỳ của năm 2016 ghi nhận tại thời điểm 31/12, thì mốc này cũng là số đầu kỳ của BCTC quý III/2017. Tức là hai số liệu đầu kỳ và cuối kỳ trên hai báo cáo này đương nhiên phải khớp nhau.

Nhưng những số liệu này lại khác xa với những con số trên BCTC quý III/2017 của TPBank. Theo đó, BCTC quý III/2017 của TPBank có số đầu kỳ ghi nhận nợ xấu cũng tại thời điểm 31/12/2016… thấp hơn nhiều thời điểm 31/12/2016 tại BCTC năm 2016.

Cụ thể: nợ nhóm 3 là 69,7 tỷ đồng, giảm 12,1 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. Tương tự, nợ nhóm 4 là 70 tỷ đồng, giảm 9,3 tỷ đồng, nợ nhóm 5 là 108,4 tỷ đồng, giảm 61,5 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2016. 

Được biết, BCTC năm 2016 của TPBank do Ernst&Young Việt Nam kiểm toán. Đồng thời, hiện website của TPBank chưa có đính chính hay giải thích nào về những số liệu chênh lệch trên.

Mặc dù nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp, nhưng con số nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của TPBank thì lại ghi nhận con số “khổng lồ”. Năm 2016, TPBank ghi nhận 47.121 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn là các bảo lãnh, cam kết giao dịch hối đoái, thư tín dụng.

Đáng chú ý, trước đó, theo BCTC quý III/2016 của TPBank, tính đến ngày 30/9/2016, cam kết giao dịch hoán đổi của ngân hàng là 1.106 tỷ đồng, nhưng đến ngày 31/12/2016, con số này bỗng “tăng trưởng thần kỳ” thành 29.453 tỷ đồng, tăng 28.347 tỷ đồng chỉ trong… 3 tháng. 

Tính đến ngày 30/9, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của TPBank mới chỉ ghi nhận 14.528 tỷ đồng, trong đó cam kết giao dịch hoán đổi của TPBank lại giảm mạnh, ghi nhận chỉ còn 2.259 tỷ đồng, ngoài ra còn mục cam kết khác là 4.851 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, không điều gì có thể khẳng định là những con số này không thể thay đổi trong vòng nửa tháng tới, khi kết thúc 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật