“Từ điển tiếng Nghệ An” và sự “hoang mang“ đầy ngọt ngào của cô dâu xứ Bắc

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
’Hun – hôn, cưa – tán, mấn - váy // Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá // Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ // Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to...’ - Chuẩn bị lấy chồng xứ Nghệ được đứa bạn có tâm gửi cho từ điển ’tiếng Nghệ An’ để học trước mà nhìn chỉ muốn khóc quá ’Nì’...
“Từ điển tiếng Nghệ An” và sự “hoang mang“ đầy ngọt ngào của cô dâu xứ Bắc
Ảnh minh họa

Đã từng có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Nghệ An”, mới đây một cô dâu chuẩn bị về xứ Nghệ làm dâu tâm sự được câu bạn gửi cho “từ điển Nghệ An” mà ai nhìn xong cũng hoang mang muốn khóc.

 “Em là con gái miền Bắc và chồng sắp cưới của em lại là trai Nghệ An, em và anh quen nhau khi anh ra Hà Nội làm việc. Được cái là anh ra Hà Nội và nói tiếng Bắc rất chuẩn. Chúng em yêu nhau được 2 năm anh hoàn toàn không hề nói chút giọng Nghệ An nào. Yêu nhau cũng được một thời gian chúng em cũng quyết định về xin phép gia đình cho cưới.

Bố mẹ em ưng anh lắm vì anh tử tế, chăm chỉ và mua được nhà ở Hà Nội, em rất mừng vì điều đó. Anh cũng gọi điện về thông báo cho bố mẹ ở quê và bố mẹ anh cũng rất muốn đôi em cưới sớm.

Tuy yêu nhau 2 năm nhưng công việc 2 đứa đều bận nên em chưa có dịp về Nghệ An quê anh chơi lần nào.

Sắp tới anh sẽ dẫn em về Nghệ An để ra mắt bố mẹ và họ hàng ở trong đấy. Qua tìm hiểu và nghe bạn bè nói là người Nghệ An hiền lành lắm nhưng tiếng nói thì cực khó nghe. Em cũng biết được một chút vì vài lần người yêu em cũng gọi điện về nhà và toàn nói giọng trong đấy, thật sự em cũng không hiểu anh nói gì.

Em có một cậu bạn san sẻ cho em chút bí quyết về cách nói, cách ứng xử của mọi người trong đó. Vừa hôm trước nó gửi cho em “từ điển tiếng Nghệ An” mà nó thu thập được và bắt em phải đọc và học thuộc trước khi về nhà chồng.

Từ điển ngữ pháp Nghệ An khiến cô dâu tương lai hoang mang (Ảnh: chụp màn hình)

Nó còn cảnh báo thêm nếu không đọc, không học là vào đó mọi người hỏi gì hay nói chuyện mình sẽ không hiểu gì hết. Trước nó chủ quan không tìm hiểu nên khi gặp nhà  vợ  mọi người nói chuyện nó chỉ biết ngơ ngác vâng dạ không hiểu gì. Thậm chí còn phải nhờ vợ đứng phiên dịch hộ từng lời mà bố vợ nói.

Quả thực khi nhìn vào từ điển đó em chỉ muốn khóc luôn, không ngờ trong đấy lại nhiều từ khó hiểu đến vậy.

(Ảnh: chụp màn hình)

Chắc từ giờ đến lúc về nhà anh em sẽ phải cố gắng ngồi học hết những từ cơ bản mà người trong đó hay dùng để không phải nhờ anh phiên dịch hộ mỗi khi mọi người nói chuyện.

Chuẩn bị lấy chồng xứ Nghệ nhìn từ điển "tiếng Nghệ An" mà nhìn chỉ muốn khóc quá "Nì" có ai cũng học tiếng xứ Nghệ mà cảm thấy như em không?”

(Ảnh: chụp màn hình)

Sau những dòng tâm sự của cô dâu trên đã có rất nhiều những bình luận hài hước của cộng đồng mạng.

Nick name L.N bình luận: “Công nhận hơn cả Tiếng Việt”

Nick name Đ.T.H viết: “Tiếng Nghệ không khó hiểu như bạn nghĩ đâu, nếu bạn giao tiếp với người yêu mà không hiểu thì sau về này bạn về quê người yêu bạn thì đáng ái ngại đấy”

Nick name L.T.H : “Đọc mà chết cười, tiếng Nghệ cũng đáng yêu lắm chứ bộ”

Bạn L.A bình luận: “Ôi, yêu sao cái tiếng nói thân thương, giọng nói gần gũi của những còn người xứ Nghệ, yêu biết nhường nào cái giọng quê nằng nặng nhưng chân chất ấy”

Bạn T.M : “Không sao đâu bạn ạ, mới học thì thấy khó thôi, sau nghe là quen hết. Bạn cứ bảo người yêu dạy cho với chăm chỉ giao tiếp với người yêu bạn bằng giọng Nghệ An là học được ngay.”

Mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có những giọng điệu nói khác nhau.Học thêm tiếng nói của một địa phương chính là hiểu thêm về văn hóa của mảnh đất ấy. Học để nghe và hiểu được tiếng Nghệ lại chẳng dễ chút nào, bởi mỗi nơi mỗi vùng, âm điệu, từ ngữ luôn có sự khác biệt nên.

“Răng tui thấy giọng xứ Nghệ hay rứa, giọng nói thân thương mà răng gần gủi hẹ ! Nỏ thấy chổ mô có giọng hay vậy mô nà, nghe mộc mạc hè.”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật