Nguy cơ nhiều “ông lớn” trở thành... Vinashin

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo kết quả kiểm toán, năm 2008, có đến 88% số doanh nghiệp được kiểm toán (161/183) có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế của các đơn vị này đạt 16.626 tỷ đồng.
Nguy cơ nhiều “ông lớn” trở thành... Vinashin
Ảnh minh họa

Tại cuộc họp công bố kết quả kiểm toán năm 2008 đối với các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính - ngân hàng được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố hôm qua (29-7), một lần nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn có nguy cơ theo... vết đổ của Vinashin!

Lỗ, lãng phí đất đai

Theo kết quả kiểm toán, năm 2008, có đến 88% số doanh nghiệp được kiểm toán (161/183) có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế của các đơn vị này đạt 16.626 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít đơn vị không chỉ yếu kém trong quản lý đất đai mà còn bị thua lỗ khá lớn.
Theo đánh giá của KTNN, các doanh nghiệp này hoạt động rất kém hiệu quả và không bảo toàn được vốn. Trong số này bao gồm Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế đến 31-12-2008 là 39 tỷ đồng; Tổng Công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng; Tổng Công ty Cà phê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế là 525 tỷ đồng.

Điều đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng đất sai mục đích. Cụ thể: Công ty Cà phê đường 9 thuộc Tổng Công ty Cà phê đã bán đấu giá, chuyển nhượng 452.000m² đất, Công ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nội, thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho thuê 1.333m², Công ty CP Vận tải và dịch vụ hàng hóa cho thuê 972m²...

Nhiều tổng công ty quản lý đất yếu kém, bị lấn chiếm lớn như Tổng Công ty Cà phê bị lấn trên 9,5 triệu m², Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 bị lấn chiếm 16.683m². Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn có số liệu kiểm kê một số khu đất lớn hơn diện tích tính tiền thuê đất theo thông báo thuế.

Quản trị yếu kém

Cũng theo KTNN, bên cạnh đó, công tác quản trị ở nhiều đơn vị đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị tùy tiện, thiếu trách nhiệm và thiếu sự giám sát đã gây ra những hậu quả lớn. Tại Tổng Công ty Cà phê, do không nghiên cứu kỹ công nghệ, nhu cầu sử dụng nên hầu hết diện tích cà phê, trà trồng theo chương trình phát triển cà phê, trà vay vốn AFD bị mất trắng (diện tích cây 8.059ha), các xưởng chế biến đầu tư bằng vốn vay ODA nhưng không đồng bộ, công nghệ lạc hậu đã nhiều năm không sử dụng, hiện đang chờ thanh lý…

Điều đáng lo ngại, qua đợt kiểm toán này là còn nhiều đơn vị, tổng công ty lớn để tồn tại các khoản nợ khó đòi cao như Tổng Công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel thuộc Tập đoàn Viettel (khi đó còn là tổng công ty) để nợ quá hạn 79 tỷ đồng...

Không những vậy, nhiều đơn vị do thực hiện cơ chế khoán nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu, tạm ứng không quyết toán để tồn những khoản nợ lớn, khó có khả năng thu hồi, tiềm ẩn gây lỗ lớn trong tương lai như Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 có số nợ khó đòi lên đến 46,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều đơn vị đã đầu tư vào lĩnh vực không phải sở trường là chứng khoán, ngân hàng và gặp phải thua lỗ như Tổng Công ty Bến Thành phải lập dự phòng giảm giá chứng khoán trên 34 tỷ đồng, lỗ mua bán chứng khoán 5,7 tỷ đồng. Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn cũng đã phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 59,6 tỷ đồng. Việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước ở khối các doanh nghiệp cũng có vấn đề, kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị tăng thu ngân sách 548 tỷ đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật