Tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện tại, toàn tỉnh có 32 vườn ươm giống cây lâm nghiệp kiên cố (đã được cơ quan chức năng cấp phép sản xuất) với diện tích 22,6 ha, trong đó có 25 vườn ươm đang sản xuất. Bình quân mỗi năm các vườn ươm nêu trên sản xuất khoảng 24,7 triệu cây giống.
Tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp
Đại diện các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng cây giống tại vườn ươm của Công ty CP Giống lâm nghiệp Thanh Hóa.

Điển hình như Công ty CP Giống lâm nghiệp Thanh Hóa bình quân hàng năm sản xuất, cung ứng cho các địa phương, dự án trong và ngoài tỉnh từ  4 đến 5 triệu cây giống lâm nghiệp. Nguồn hạt giống công ty đưa vào sản xuất có hồ sơ chứng nhận bảo đảm các tiêu chuẩn quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Các ngành, đơn vị chức năng đã quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống do công ty sản xuất; thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật mà các dự án lâm nghiệp yêu cầu; tiến hành kiểm tra cây giống tại vườn ươm, phân loại chất lượng từng cây giống đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho xuất vườn phục vụ trồng rừng; các kỹ sư về hiện trường trồng rừng trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.

Tuy nhiên, công tác  quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp còn nhiều  vấn đề đáng quan tâm. Cụ thể, đến tháng 12-2017, toàn tỉnh vẫn còn có 66 vườn ươm tạm thời (chưa được các cơ quan chức năng cấp phép) của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn các huyện: Triệu Sơn, Nông Cống, Ngọc Lặc, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành với diện tích 7,09 ha. Các vườn ươm chưa được cấp phép mỗi năm sản xuất khoảng 10,75 triệu cây giống.  Đây là nguồn giống cây lâm nghiệp trôi nổi, xuất xứ không rõ ràng, chưa bảo đảm yêu cầu,  không được kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng vẫn đưa vào trồng rừng, làm cho chất lượng rừng trồng thấp. Ngoài nguyên nhân do các cấp, các ngành chức năng còn chưa kiểm tra, kiểm soát chất lượng cây giống đối với việc trồng rừng không phải bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, còn do chủ rừng  “dễ tính” chấp nhận, thích mua cây giống giá rẻ, sản xuất trôi nổi.

Để nâng cao chất lượng rừng trồng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm đơn vị, cá nhân sản xuất cây giống lâm nghiệp trái phép; tuyên truyền cho người làm nghề rừng tự giác sử dụng cây giống lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào trồng rừng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật