Xuất khẩu sản phẩm điện tử tăng mạnh: “Có tiếng mà không có miếng!”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù đứng thứ 12 thế giới và thứ 3 ASEAN về xuất khẩu các sản phẩm điện tử, nhưng điều đáng buồn là 95% kim ngạch xuất khẩu của ngành này lại đang thuộc về các doanh nghiệp FDI, các sản phẩm mang thương hiệu Việt gần như không có hoặc có nhưng rất mờ nhạt…
Xuất khẩu sản phẩm điện tử tăng mạnh: “Có tiếng mà không có miếng!”
Ảnh minh họa

Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, đến nay riêng lĩnh vực điện tử, Việt Nam đã thu hút được khoảng 10 tỷ USD vốn FDI. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Góp mặt trong vai trò dẫn dắt ngành điện tử xuất khẩu của Việt Nam hiện nay phải kể tới các thương hiệu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ… như: Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, intel... Riêng Samsung, xuất khẩu năm 2017 dự kiến đạt mức 70 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng xuất khẩu của Việt Nam, khoảng hơn 200 tỷ USD.

Trong khi đó, các thương hiệu điện tử của Việt Nam như: Tcty Điện tử Tin học Việt Nam với các cty như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức, Viettronics Biên Hòa; Cty Hanel… đã từng có một thời “nổi đình, nổi đám” nhưng đến nay, họ chỉ như những cái bóng của mình trước đây.

Điều đáng nói là nếu như trên thế giới, khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào một quốc gia nào đó thì các doanh nghiệp nhỏ trong nước sẽ trở thành các nhà cung cấp linh phụ kiện, làm “vệ tinh” cho các nhà đầu tư. Như vậy, cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước sẽ cùng phát triển.

Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực điện tử, họ thường kéo theo các doanh nghiệp nhỏ của họ sang để đầu tư và cung cấp linh phụ kiện cho mình. Còn với các doanh nghiệp Việt, với “chiêu” không đạt chất lượng trong chuỗi giá trị, dường như họ đang đứng ngoài cuộc chơi.

Theo các chuyên gia, sở dĩ ngành điện tử thu hút được nhiều vốn FDI là vì nhân công giá rẻ và chính sách ưu đãi các nhà đầu tư. Nhưng, điều đáng nói là ngành này đang mất cân đối nghiêm trọng do phát triển không có chiến lược dài hạn. Công tác nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt còn yếu và chỉ thực hiện gia công sản phẩm mà chưa thực hiện được các công đoạn chế biến sâu trong chuỗi giá trị ngành.

Hiện tại, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, nhấn mạnh lĩnh vực công nghiệp điện tử và viễn thông.

Song rõ ràng, cần phải nhìn nhận rõ việc được và mất trong thu hút vốn FDI điện tử. Bây giờ, vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để “kéo” được các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất điện tử.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật