Bored Panda thành thế lực trên Facebook như thế nào?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với nội dung hướng đến nghệ thuật và những điều tích cực, đây là một trong số ít nhà xuất bản số sống khỏe khi Facebook thay đổi thuật toán liên tục những năm qua.
Bored Panda thành thế lực trên Facebook như thế nào?
Ảnh minh họa

Với nhiều thế lực siêu cường trên , chuyện họ lo ngại nhất chính là bỗng dưng quyền lực của họ biến mất chỉ bằng một nút bấm.

Hãy nhìn vào những trang web như Upworthy, Viralnova hay Distractify: họ thu thập được lượt like, share khổng lồ trên Facebook nhưng sau đó biến mất không dấu vết vì thuật toán của Facebook thay đổi, loại bỏ những nội dung phóng đại hoặc có giá trị thấp.

Nhiều nhà xuất bản online hiện nay sở hữu lượng truy cập lớn từ Facebook và hầu hết trong số họ đều sợ trở thành đối tượng tiếp theo của “máy chém Facebook”.

Tuy nhiên, có một câu chuyện thần kỳ về sự phát triển bền vững trong giới xuất bản nội dung trên Facebook. Nó đến từ Vilnius, Lithuania, nơi một nhà xuất bản số nhỏ bé thành công trong việc thích ứng với việc thay đổi thuật toán của Facebook.

Câu chuyện của họ minh họa rõ nét các phẩm chất cần thiết để tồn tại trong thế giới truyền thông kỹ thuật số hiện nay: nhanh nhẹn, cơ chế gọn nhẹ, một thương hiệu được xác định rõ ràng và một chút may mắn.

Hướng đến nội dung tích cực

Bored Panda có lẽ không thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, nếu có một tài khoản Facebook, chắc hẳn bạn ít nhất một vài lần đọc được bài viết của họ. Đó có thể là các bài viết nội dung như “10+ bức ảnh trước-sau chứng minh đàn ông trông ổn hơn khi có gấu” hay “41 lần tài xế Uber làm bạn ngạc nhiên” hay “đừng đánh thức họ” với nội dung là video kéo dài 49 giây quay cảnh một con chó, một con mèo và một con khỉ ngủ chung.

Những bài đăng nhẹ nhàng này khiến Bored Panda trở thành một trong những trang web thu hút người xem nhất trên Facebook. Theo Newswhip,trang của họ nhận hơn 30 triệu lượt thích, chia sẻ, bình luận vào tháng trước, lớn hơn nhiều so với những công ty như BuzzFeed, CNN hay New York Times. Website của họ có 116 triệu người truy cập trong tháng 10, theo số liệu phân tích nội bộ.

Họ làm được việc này mà không gây bất cứ đồng vốn nào từ bên ngoài, khác hẳn BuzzFeed hay Vice – những công ty gọi vốn cả trăm triệu USD. Họ chỉ có 41 nhân sự nhưng kiếm tiền tốt nhờ chi phí hoạt động thấp và sự nổi tiếng trên thế giới mạng.

Tomas Banisauskas – người sáng lập Bored Panda - nói với New York Times rằng doanh thu của họ có thể đặt 20-30 triệu USD trong năm nay, chủ yếu đến từ quảng cáo hiển thị trên website. Gần 90% lượng truy cập của họ đến từ Facebook.

“Họ thực sự có ích với chúng tôi”, Banisauskas – 31 tuổi, nói về Facebook.

Bored Panda bắt nguồn từ một dự án phụ vào năm 2009, khi Banisauskas (lúc này là một quay phim tự do) học quản trị kinh doanh tại Đại học Vilnius. Anh nảy ra ý tưởng về một website “chống lại sự chán chường bằng nghệ thuật và những câu chuyện vui”.

Những bài đăng của Bored Panda thường có lượt like, share khổng lồ trên Facebook.

Về mặt nội dung, Bored Panda sử dụng một chiến lược quen thuộc. Họ thu thập nội dung do người dùng tạo ra từ Reddit, Instagram, Twitter và một số nền tảng mạng xã hội khác, đưa chúng vào bài viết, kèm theo một tiêu đề gây chú ý.

Bằng cách tập trung vào nghệ thuật, nhiếp ảnh và các hoạt động tìm kiếm sáng tạo, Bored Panda dần xây dựng một đế chế trên Facebook, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng vì những nội dung vui vẻ. Các nghệ sĩ sở hữu tác phẩm được trình bày trên Bored Panda đều khẳng định họ cầu mong trang web này tiếp tục phát triển.

Chiến lược của Bored Panda không tập trung vào chất lượng, thay vì số lượng. Họ chỉ xuất bản 519 bài viết trong tháng 10, tương đương 16 bài/ngày. Trong khi đó, CNN xuất bản khoảng 5.595 bài còn Fox News là 51.919 bài.

Lo ngại ’ông chủ nhà’ Facebook

Thực tế, phải mất 4 năm sau khi dự án ra đời, Banisauskas mới tìm ra nguồn người dùng dồi dào nhất là Facebook. Những nội dung nhẹ nhàng, tích cực của họ khiến người dùng hứng thú. Truy cập của trang này tăng gấp 10 lần trong năm đó.

“Tất cả mọi người đều muốn không phụ thuộc vào Facebook”, Banisauskas nói. “Tuy nhiên, bản thân họ cũng biết là không thể. Facebook là nơi để mọi người chia sẻ ý tưởng”.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc đi kèm những nguy cơ thực sự. Chẳng hạn, tháng trước Facebook bắt đầu thử nghiệm giao diện mới cho News Feed. Trên phiên bản này, bài đăng của các page (gồm doanh nghiệp, người nổi tiếng hay nhà xuất bản như Bored Panda) sẽ bị loại bỏ khỏi News Feed. Chúng sẽ được đăt ở một khu vực riêng gọi là “Explore Feed”.

Banisauskas hiểu rằng Facebook là một “ông chủ nhà không hiếu khách” và lo ngại rằng một công ty nhỏ nước ngoài chuyên về nội dung giải trí tổng hợp như Bored Panda ở vị trí bấp bênh hơn bao giờ hết. “Tất nhiên cần lo lắng, nhưng tôi tin mọi thứ sẽ ổn”, anh nói.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật