Sức mạnh trực thăng Mỹ trước Nga

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi Mi-28 bị Thượng tướng Viktor Bondarev chê vì quá nhiều lỗi, dòng trực thăng này đã bị đặt lên bàn cân so sánh với AH-64D của người Mỹ.
Sức mạnh trực thăng Mỹ trước Nga
Hình ảnh hiếm khi AH-64D bay cùng trực thăng Nga.

Cán cân Nga - Mỹ

Hãng CNN vừa dẫn phân tích của một số chuyên gia phương Tây về cán cân sức mạnh giữa trực thăng tấn công Mi-28 của Nga và AH-64D của Không quân Mỹ. Để biết Mi-28N đứng ở đâu khi so với AH-64D cần xem xét cấu tạo và nhiệm vụ có thể hoàn thành của hai loại trực thăng này.

Cụ thể, trực thăng Mi-28 được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một ngồi trước và một phía sau. Buồng lái của AH-64D cũng có thiết kế tương tự nhưng cả 2 phi công ngồi chung buồng lái chứ không phân biệt rõ như Mi-28N. Trực thăng Mi-28N có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D.

Cánh quạt rotor chính và rotor đuôi của hai loại tương tự nhau, tuy nhiên đường kính cánh quạt chính của Mi-28N dài hơn 17,2 m, trong khi của AH-64D chỉ khoảng 14,63 m. Xét về phần khí động học, 2 loại trực thăng này tương đương nhau.

Mi-28N được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117VMA, công suất 2.194 mã lực/động cơ. AH-64D được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D, công suất 2.000 mã lực. Tốc độ tối đa của Mi-28N đạt 320km/h, tốc độ hành trình 270km/h, trong khi đó, tốc độ tối đa của AH-64D đạt 297km/h, tốc độ hành trình đạt 260km/h. Như vậy, về khả năng cơ động Mi-28N nhỉnh hơn AH-64D.

Tuy nhiên, động cơ của Nga ngốn quá nhiều nhiên liệu, tạo tiếng ồn lớn và động cơ thải nhiều khói. Dù có khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với AH-64D, song do "sức ăn" quá khỏe Mi-28N chỉ hành trình dữ trữ tối đa là 1.100km và bán kính chiến đấu hơn 200km, với trần bay đạt 5.700 m.

Tải trọng nhiên liệu của AH-64D tuy có ít hơn, nhưng do động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km. Bán kính chiến đấu của AH-64D khá rộng, lên tới 480km, với trần bay cao hơn hẳn, ở mức 6.400 m. AH-64D có khả năng hoạt động liên tục trong 3 giờ 9 phút.

Xét về độ bền khi hoạt động, AH-64D tỏ ra vượt trội so với Mi-28N, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao, độ hoạt động bền bỉ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với nhiệm vụ chi viện hỏa lực cần những chuyến bay kéo dài.

Về hệ thống điện tử, trực thăng AH-64D được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất.

Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay, ngoài ra, AH-64D còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống TADS bao gồm: Một máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, camera ảnh nhiệt, camera truyền hình đa màu sắc.

Ngoài ra, AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên đối không dẫn bằng hồng ngoại.

Mi-28N cũng được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính. Cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt, tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống nhắm bắn theo tầm nhìn của phi công. Hệ thống bao gồm một máy đo xa laser, camera TV, và một hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại.

Tuy nhiên, Mi-28N thiếu hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống bảo vệ máy bay trước mối đe dọa từ tên lửa đối không. Sau đó Nga đã bổ sụng hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống hiển thị vị trí máy bay trên màn hình mô phỏng, buồng lái được trang bị màn hình tinh thể lỏng, phi hành đoàn được trang bị kính nhìn đêm.

Nhưng dù thế nào, hệ thống điện tử của Mi-28N vẫn kém xa so với AH-64D về khả năng hoạt động cũng như các công nghệ được áp dụng. Và sự thua kém này đã được chính Tướng không quân Nga thừa nhận.

Thừa nhận của Nga

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Ria ngày 30/11, Thượng tướng Viktor Bondarev đã bức xúc và tuyên bố rằng hệ thống điện tử hàng không trên trực thăng tấn công Mi-28 có quá nhiều lỗi, điều này được thể hiện rõ qua thời gian tham chiến tại Syria, gây cho Không quân Nga nhiều thiệt hại.

Cụ thể theo ông Bondarev, các phi công Mi-28 của Nga tham chiến tại Syria than phiền rằng nhiều lỗi kỹ thuật của máy bay chưa hề được chỉnh sửa bất chấp họ đã nhiều lần phản ánh và gửi yêu cầu tới nhà sản xuất.

Ví dụ như hệ thống điện tử của máy bay hay hỏng hóc, đôi lúc phi công không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, thậm chí các phi công còn gọi mũ bay của họ là "tử thần của phi công".

Trong điều kiện bình thường, thiết bị hiển thị trên mũ phi công hoạt động ở mức chấp nhận được, nhưng nếu chẳng may có khói bụi (điều thường gặp tại Syria) thì phi công sẽ bị đỏ mắt tới ba ngày.

Đây rõ ràng là điều không thể chấp nhận được đối với một chiếc trực thăng tấn công tiên tiến từng nhận kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng yểm trợ hỏa lực đường không Quân đội Nga và hướng tới thị trường xuất khẩu để cạnh tranh cùng chiếc AH-64D nổi tiếng của Mỹ.

Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tế mua sắm của khách hàng, một số khách hàng truyền thống của vũ khí Nga như Ấn Độ hay Indonesia cũng đã từ chối đề nghị mua trực thăng Mi-28 để đặt hàng dòng AH-64D do Tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất. Và điều này đã chứng minh tất cả cho chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm của 2 bên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật