Tây Nguyên: Gian nan trú thân tìm con chữ

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, có em chưa dứt được hơi mẹ mà khăn gói hàng mấy chục cây số để trọ học, hay được bố mẹ dựng lều nhờ đất người quen, tập sống tự lo cho bản thân để tìm đến con chữ. Làm lay động bao thầy cô không quản khó khăn để truyền đạt kiến thức cho các em.
Tây Nguyên: Gian nan trú thân tìm con chữ
Học sinh Trường THCS Cư Pui sống trong khu trọ

Dựng lán, thuê trọ để học chữ

Tỉnh Đắk Lắk có điểm trường xã Cư Pui, huyện Krông Bông, do nhà xa trường lại không đủ phòng ở cho học sinh nơi đây phải ở nhờ nhà dân hoặc góp gỗ, tôn rồi dựng lán gần trường để học chữ. Cuộc sống khó khăn trăm bề, trường có hơn 500 học sinh. Thực tế nhà trường chỉ đáp ứng cho việc ở của 14 em. Số còn lại đi thuê trọ, ở nhờ nhà của người dân, hoặc bố mẹ của các em góp tiền, góp gỗ, góp tôn rồi thuê đất dựng lán trại để con ở trọ học, là chỗ ăn, ở sinh hoạt của 25 em học sinh của trường, được phụ huynh góp vật dụng xây dựng từ nhiều năm nay.

Em Giàng Seo Tuân học sinh lớp 7, xã Ea Rớt, huyện Krông Bông cho biết: “Nhà em cách trường hơn 10km, đường xấu, vắng người nên phải ở trọ. Ở xa nhà, gia đình và người thân nên rất khổ, nhưng thích con chữ thì phải theo để học chữ thôi”.

Tại tỉnh Đắk Nông, ở thôn Phú Hòa, Phú Vinh, xã Quảng Phú (Krông Nô) hiện có khoảng gần 1.000 hộ sống rải rác, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Mường, Tày, Nùng và Cao Lan. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều phụ huynh rất chú trọng đến việc học hành của con em mình.

Trường THCS Quảng Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân em Hừ Thị Mai bị bệnh tim nhưng em vươn lên học giỏi làm gương cho nhiều bạn noi theo, bám trường để học được con chữ. Phùng A Sử, học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long) cũng khó khăn, thiếu thốn không kém. Là người lớn tuổi nhất, cậu học trò lớp 5 năm này vừa tròn 15 tuổi, nên cậu trở thành anh cả trong căn nhà nội trú với 11 đứa em không cùng họ hàng. Hàng ngày, sau giờ học, cậu học sinh người H’ Mông này phải đảm đương việc cơm nước cho mấy đứa nhỏ còn lại. Gia đình anh Lý Và Thanh ở thôn Phú Vinh (SN 1976) - người dân tộc Mông có 4 đứa con, trong đó, có 3 cháu hiện đang học tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn. Từ nhà anh Thanh đến trường phải đến gần 20 km, nên các năm học trước, ngày nào anh cũng dành nhiều thời gian đưa đón các cháu, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và sinh hoạt gia đình. Để khắc phục, đầu năm học này, anh Thanh đã mượn đất của người quen ở thôn Phú Hòa, trước cổng trường dựng một túp lều cho các con ở trọ.

Do không đủ phòng nên học sinh Trường Dân tộc Bán trú THCS Mường Hoong phải trọ bên ngoài để học

Anh Lý Và Thanh cho biết: “Nhà tôi rẫy ít, chỉ có 500 cây cà phê, con lại đông, nên phải đi làm thuê thêm để nuôi gia đình. Tuy nhiên, ngày nào cũng phải đưa đón các cháu đi học nên ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và kinh tế gia đình. Không nỡ để các con bỏ học, tôi đã bàn với vợ dựng lều cho các cháu. Hơn nữa, vợ chồng tôi trước đây vì khó khăn mà phải bỏ học, nên quyết tâm dù khó khăn đến đâu cũng cho con đi học để biết “cái chữ” để sau này đỡ vất vả”.

Căn lều anh Thanh dựng lên cho các con ở chỉ là tạm bợ, có diện tích khoảng 10m2, khung bằng lồ ô, mái và vách xung quanh được che bằng bạt, ni lông. Để có chỗ ngủ cho các con, anh cũng dùng tre làm một chiếc giường rộng, chiếm tới nửa căn lều. Chiếc giường vừa là nơi ngủ, vừa là bàn học của 3 anh em: Lý Và Chưởng (lớp 3), Lý Và Thành (lớp 2) và Lý Và Phúc (lớp 1).

Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp, 3 anh em Chưởng, Thành và Phúc trở về căn lều tự nấu ăn, giặt giũ quần áo, sau đó học bài. Gạo và thức ăn hàng tuần của các em do bố Thanh chở đến vừa đủ ăn trong tuần. Cuối tuần, các em mới trở về với tổ ấm thực sự của mình. Em Lý Và Chưởng cho biết: “Mỗi ngày, chúng em nấu cơm 3 bữa, mỗi khi hết củi thì phải tự đi kiếm củi. Chúng em thường tranh thủ học bài vào buổi chiều vì tối đến không có điện”.

Mặc dù khó khăn, nhưng cả 3 anh em đều chăm chỉ học hành và rất ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô và hòa đồng với bạn bè. Các em xa gia đình, nên các giáo viên rất quan tâm, luôn dặn dò khi ở trọ phải biết giữ gìn vệ sinh, không đi chơi sông, suối.

Anh Lý Và Thanh tâm sự: “Thực tình, để 3 đứa trẻ ở như vậy, vợ chồng tôi cũng lo lắm, nhưng luôn động viên các con cố gắng vượt qua khó khăn, học hành chăm ngoan”.

Ở nhiều vùng xa của tỉnh Kon Tum như huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei, do địa hình rừng núi rộng lớn, dân cư lại sống rải rác chứ không tập trung nên việc học tập của con em đồng bào gặp nhiều khó khăn. Nhà xa trường, không thể đi về trong ngày buộc các em phải dựng lều trại để học chữ, xung quanh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) là những căn nhà gỗ lụp xụp, mái lợp tôn. Đây chính là chỗ ở mà nhiều học sinh đồng bào Xê Đăng trên địa bàn thuê hoặc mượn để trọ học.

Căn nhà dựng bằng ván bìa, nền đất, mái tôn tạm bợ, rộng không quá 10m2, chỉ đủ kê chiếc giường và tủ nhỏ là chỗ 2 em Y Hàng và Y Điệu (học sinh lớp 8, cùng trú tại làng Đắk Bối, xã Mường Hoong) trọ học từ đầu năm học đến nay. Có mặt tại buổi trưa, lúc này Y Điệu và Y Hàng đang ôn bài.

Em Y Hàng, nhà em cách trường khoảng 7km bởi những quả dốc cao, đi bộ phải mất gần 2 tiếng đồng hồ nên không thể về trong ngày mà ở lại cuối tuần mới về. “Bản thân em cũng thích học chữ và xác định chỉ có học mới giúp em mở mang tri thức và thoát nghèo. Ngặt nỗi nhà em nghèo, trọ học thì vất vả cho em đã đành, còn tốn kém, vất vả cho bố mẹ. Tuy nhiên bố mẹ em cũng động viên, bảo phải học đến cùng để kiếm cái chữ cho khỏi thua thiên hạ. Thế là nhiều năm nay em bất chấp cảnh xa cha xa mẹ để trọ gần trường để học”, Ngồi bên cạnh, Y Điệu cũng gật gù đầu khi nghe Y Hàng nhắc đến chuyện bất chấp tất cả để học chữ. “Ở làng em, nhiều người không biết mặt chữ. Quanh năm chỉ biết trồng mì, bắp, cuộc sống rất đói khổ. Em muốn học để sau này áp dụng kiến thức đã học về trồng cây cho năng suất cao, giúp gia đình tăng thu nhập cũng như kiếm cơ hội cho mình. Vì thế biết trọ học sẽ khổ đủ thứ nhưng em chấp nhận hết”, Y Điệu lý giải.

: Bên trong phòng trọ em em Y Điệu và Y Hàng thuê ở để học

Thầy Trần Nhật Lam, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mường Hoong cho biết, trường có 135 em được hưởng chế độ bán trú, nhưng do không đủ phòng nên có 44 em phải đi trọ ngoài. Tương tự, tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Đắk Long (xã Đắk Long, huyện Đắk Glei) cũng có 68/232 em học sinh thuộc diện bán trú nhưng phải trọ học xung quanh trường vì lý do trường không đủ cơ sở vật chất. Còn tại huyện Tu Mơ Rông, số lượng học sinh phải ở nhờ nhà người quen, hoặc trường mượn nhà dân cho ở là khoảng 180 em. Nhà các em trọ ở đủ loại. Có nhà gỗ hoặc bằng tre nứa. Nhiều nhà “không đủ tốt”, ảnh hưởng sức khỏe của các em.

Quản lý học sinh ở trọ

Thầy Trần Ngọc Mạnh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS ĐắkLong (xã Đắk Long, huyện Đắk Glei), nhu cầu các em ở trong khu bán trú của trường là có nhưng do không đủ phòng nên các em phải ở ngoài.

Việc các em trọ học gây khó khăn trong việc quản lý ngoài giờ như việc các em đi đâu, làm gì cũng khó biết. Các em ở ngoài cũng thiệt thòi ở chỗ có bài vở gì không hiểu mà muốn hỏi thầy cô thì cũng khó khăn hơn so với ở trong trường. Ngoài ra, việc ở ngoại trú bên ngoài thì việc chăm sóc sinh dưỡng các em thì không kiểm soát được, rồi các em thiếu sân chơi, chỗ đọc sách. “Chúng tôi mong muốn xây thêm phòng nội trú để các em ở, như thế các em sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc vui chơi, làm quen, tiếp cận bạn bè, trong khi trường cũng dễ quản lý hơn. Trước mắt để bồi dưỡng cho học sinh, các giáo viên rảnh thì xuống dãy trọ tâm sự, ôn bài cho các em. Riêng việc quản lý học sinh ở trọ thì đầu năm phụ huynh ký cam kết với chủ nhà trọ có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó nêu trách nhiệm trong việc quản lý các em ngoài giờ học. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên xuống dãy trọ để thăm hỏi, nắm bắt tình hình của học sinh. Hàng tháng trường và chủ trọ họp để nắm tình hình. Số điện thoại của cán bộ phụ trách các em được cung cấp đầy đủ cho chủ trọ để họ làm“tai mắt”, nếu có gì bất thường thì báo để trường chủ động phối hợp xử lý”, thầy Mạnh nói.

Gian bếp của các em học sinh Trường THCS Cư Pui dùng để nấu ăn

Ông Lê Văn Hoàn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tu Mơ Rông cho biết: “Việc học sinh trọ học thì công tác quản lý, hướng dẫn học sinh học thêm rất khó khăn vì không tập trung được. Chúng tôi muốn có thêm nhà tạm trú cho học sinh ở. Để giải quyết khó khăn trước mắt, phòng đã làm việc với xã để vận động phụ huynh làm nhà tạm cho học sinh ở ổn định, chứ ở nhà người quen hoặc ké nhà dân thì nay đây, mai chuyển cũng khó quản lý, khó theo dõi”. Nhiều thầy cô tỏ ra lo ngại khi các em ở trọ bên ngoài có thể sẽ kéo theo những hệ lụy buồn như bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc. Rồi các em không ai quản lý sẽ tự do tung hoành, thích làm gì thì làm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, làm việc trái Pháp Luật. Lo ngại này là có cơ sở bởi nhiều năm qua ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng xảy ra nhiều chuyện đau thương từ việc trọ học. Đỉnh điểm nhất là việc 5 học sinh trọ học ở huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk đi tắm sông thì bị sập hầm cát chết. Để đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh vùng sâu vùng xa.

Ông Trương Thức, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Lãnh đạo sở rất quan tâm đến việc học tập của các em, nhất là các em có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số. Sở hay nhắc nhở các đơn vị, trường quan tâm chú ý, cũng như chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em ăn, ở, sinh hoạt. Sở còn phối hợp với công an, tỉnh đoàn, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Đắk Lắk triển khai các kế hoạch như mở các lớp bồi dưỡng chống xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc cho trẻ em trong trường học, an toàn giao thông, dạy trẻ học bơi, cung cấp gạo cho học sinh ở các cấp có hoàn cảnh khó khăn. ‘Riêng năm nay, chúng tôi sẽ tham mưu cho Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Nghị định 116 của Chính phủ để hỗ trợ kinh phí cho học sinh nghèo vì hoàn cảnh phải đi học xa nhà, tạo điều kiện tối đa cho các em có cơ hội đến trường”, ông Thức nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật