‘Người Việt ăn thiếu rau, nhưng hút thu‌ốc l‌á và uống bia rượu nhiều’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần 53% người Việt trưởng thành ăn thiếu rau, nhưng gần 44% uống bia trong đó một nửa uống ở mức nguy hại.
‘Người Việt ăn thiếu rau, nhưng hút thu‌ốc l‌á và uống bia rượu nhiều’
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khoá XII của Đảng đã diễn ra trong hai ngày 29 và 30/11.

Sáng nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dành gần 3 giờ để giới thiệu nghị quyết "tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới", và nghị quyết về "công tác dân số trong tình hình mới".

Theo ông, thế giới đánh giá cao các mặt tích cực của y tế Việt Nam. Một trong những điểm đáng mừng là nhân lực y tế phát triển mạnh, số lượng tăng từ 200.000 (năm 1993) lên 465.000 người vào năm 2016; đến nay, 87,5% số xã đã có bác sĩ, 96% thôn, bản có nhân viên y tế...

Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khoẻ nói chung còn nhiều hạn chế, tầm vóc người Việt tăng chậm, hiện trung bình nam giới cao 1,64 m, nữ cao 1,53 m.

Bữa ăn người Việt không đủ vi chất nên tỉ lệ thấp còi còn cao, lên tới 24,6%, trong khi mức chung của thế giới là gần 23%, tại Tây Thái Bình Dương chỉ còn 12,2%.

Ăn rau ít đến mức giật mình

Bên cạnh thiếu dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân béo phì cũng đáng báo động ở các thành phố lớn. Ngoài ra còn bệnh học đường như vẹo cột sống, cận thị...

“Mình tưởng VN ăn nhiều rau, nhưng theo nghiên cứu của WHO, có tới 52,7% người trưởng thành ăn thiếu rau, trong khi ăn mặn gấp đôi so với mức cần thiết, rất không tốt cho sức khỏe. Thông tin như vậy là rất giật mình”, ông nói.

Số liệu thống kê cũng cho thấy người Việt hút thu‌ốc l‌á cao hơn mức trung bình của thế giới, trung bình thế giới chỉ 22% nhưng VN lên tới 22,5%.

Phó thủ tướng cũng lo lắng về thực trạng tiêu thụ rượu bia quá nhiều tại VN, với tỷ lệ 43,8% uống bia và 22,4% uống ở mức nguy hại, tương đương 6 lon bia mỗi ngày. Nếu tính cộng dồn trung bình, mỗi người Việt trên 15 tuổi uống 6,6 lít cồn nguyên chất mỗi năm.

“Riêng tỷ lệ này đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Thái Lan, đứng thứ 10 Châu Á và 29 thế giới. Cái này rất không tốt, chúng ta không thể không nhìn vào”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Khuyến khích tư nhân đầu tư y tế ở phân khúc cao

Về chất lượng khám chữa bệnh, Phó thủ tướng đánh giá so với thế giới còn chênh lệch quá lớn, đặc biệt là vấn đề quá tải bệnh viện.

“Chúng ta nói là là chăm sóc toàn diện nhưng chưa toàn diện. Cứ nhà có người bệnh là vợ con phải nghỉ việc chăm sóc. Trong khi các nước vào bệnh viện là người nhà đứng ngoài, bệnh nhân được lo từ bữa ăn đến chăm sóc, giặt giũ, tư vấn tinh thần’, Phó thủ tướng so sánh.

Về thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, Phó thủ tướng nói đã có nhiều tiến bộ, thời gian chờ khám bệnh giảm rõ rệt, trung bình 48,5 phút/lượt khám.

Để góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, Phó thủ tướng cho biết đến 2019 sẽ chuẩn hoá toàn bộ 17.000 quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị; hiện mới làm được 1/3.

Đặc biệt tới đây ngành y tế sẽ thực hiện liên thông khám bệnh tuyến tỉnh, liên thông xét nghiệm; khuyến khích tư nhân đầu tư y tế ở phân khúc cao. Tại các nước phát triển, y tế tư nhân chiếm khoảng 40%, tại Việt Nam chưa được 5% nên phấn đấu tới đây tăng lên 10%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật