Dịch vụ giặt ủi ‘đắt hàng’ sau lũ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau các đợt lũ, thường áo quần, chăn màn... đều ẩm ướt nhưng việc giặt giũ trở nên khó khăn, vì thế giặt ủi tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) đã trở thành một loại dịch vụ ’ăn nên làm ra’.
Dịch vụ giặt ủi ‘đắt hàng’ sau lũ
Trong một tiệm giặt ủi ở cố đô Huế

Phạm Thái Thăng (sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học Huế) đã phải tìm đến tiệm giặt ủi sau nhiều ngày “chịu trận” bởi áo quần không thể khô nổi vì mưa lạnh kéo dài. “Áo quần của em phơi không khô. Mặc dù đã bật quạt để “hong” nhưng vẫn có mùi ẩm, mặc vào rất khó chịu. Chưa kể là chăn mền dày, nên dù tốn tiền cũng phải mang ra tiệm giặt”, Thăng nói.

Chỉ với 3 - 4 tiếng đồng hồ là đã có áo quần khô sạch để mặc, nên dịch vụ giặt ủi đang được ưa chuộng tại TP.Huế. Tùy theo cân nặng và thời gian lấy, giá áo quần đã giặt ủi xong khoảng 20.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Thu Hoài (33 tuổi, chủ một tiệm giặt ủi trên đường Nguyễn Công Trứ, TP.Huế) cho biết: “Gia đình tôi làm nghề được 4 năm. Giặt ủi quanh năm, nhưng đắt khách nhất vẫn là mùa đông, từ tháng 10. Đặc biệt, những ngày rét đậm sau lũ vừa qua, lượng khách tăng đột biến, gấp 4 lần ngày thường. Ngày cao điểm, có hàng trăm lượt khách tìm đến. Mỗi ngày tôi nhận từ 300 - 400 kg áo quần, chăn mền các loại, mỗi tháng tính ra thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng”.

Theo chị Hoài, tiệm nhận được rất nhiều loại áo quần, chăn mền, giày... Nhưng “loại” gây tốn kém thời gian và cần người giặt cẩn thận nhất là áo dạ. “Để giặt một cái áo dạ, người thực hiện phải biết phân loại chất liệu vải, xem có ra màu hay không. Tiếp đến phải giặt bằng tay, ngâm hó‌a chấ‌t để màu không bị phai. Tùy vào chất liệu để điều chỉnh nhiệt độ hấp phù hợp, để áo không bị hư”, chị chia sẻ.

Ngoài giặt ủi, để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, các tiệm ở TP.Huế còn linh động nhận áo quần đã giặt để sấy khô với mức phí chỉ phân nửa. Nhiều chủ tiệm còn “năng động” tung đội ngũ chăm sóc khách hàng đến các phòng trọ sinh viên, khách sạn... mở rộng kết nối khách hàng.

Bà Trương Thị Lệ Hoa (60 tuổi, chủ tiệm giặt ủi trên đường Trần Khánh Dư, TP.Huế) cho hay thường xuyên đến các phòng trọ sinh viên nhận hàng và để lại số điện thoại. Khi khách cần, chỉ gọi điện, chủ tiệm cho người đến lấy “hàng”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7720
  1. Huế: Hiệu quả từ mô hình ‘Đội nữ xung kích ứng phó với thiên tai’
  2. 100% học sinh tại Thừa Thiên Huế đã đến trường sau 2 trận lũ dữ
  3. Tỉnh TT- Huế phân bổ 500 tấn gạo cho người dân bị bão lũ
  4. Lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà đang xuống
  5. Sạt lở khủng khiếp sau lũ ở Huế, sông Hương ‘nuốt trọn’ cơ nghiệp của dân
  6. Quân khu 4 tặng 4 tấn mì tôm cho nhân dân vùng lũ tỉnh Thừa Thiên Huế
  7. Nước sạch, áo ấm đến với học sinh vùng lũ lụt Thừa Thiên - Huế
  8. Thừa Thiên - Huế: Cuộc sống khó khăn của người dân vùng lũ
  9. Thừa Thiên – Huế: 130 trường học chưa thể tổ chức giảng dạy do mưa lũ
  10. Còn 130 trường học tại Thừa Thiên Huế nghỉ học do lũ lụt
  11. Sạt lở nặng bờ sông Tả Trạch ở Huế
  12. Huế: Sau lũ mặt đường chi chít ổ voi, ổ gà khiến người dân đi lại khó khăn
  13. Chùm ảnh: Huế ngập lụt những ngày đầu đông
  14. Thông tin mới nhất về tình trạng lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên
  15. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên
  16. Huế: Mặt đường Đập Đá lại tan nát, đường Hùng Vương “thành sông”
  17. Thừa Thiên - Huế tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ
  18. Huế: Cán bộ, chiến sĩ đội mưa lội nước lũ giúp người dân Hương Thủy
  19. Quảng Nam di dời dân tránh nguy cơ sạt lở đất
  20. Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả lũ lụt
  21. Huế: Học sinh nhiều trường vùng trũng ngập lụt vẫn chưa thể đến lớp
Video và Bài nổi bật