Đừng ai để bị thương vào ban đêm, kết cục sẽ ‘đau đớn’ hơn nhiều

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc để mình bị thương vào ban đêm sẽ khiến vết thương lâu lành và đau hơn đó!
Đừng ai để bị thương vào ban đêm, kết cục sẽ ‘đau đớn’ hơn nhiều
Đừng dại để bị thương vào ban đêm bởi bạn sẽ chịu đau lâu hơn đấy!

Bạn cho rằng bị thương vào ban ngày hay ban đêm cũng đều giống nhau cả? Bởi chúng khiến bạn đau đớn và bạn cũng sẽ phải chờ đủ ngần đó ngày thì vết thương mới liền?

Nhưng sự thật là bị thương vào ban ngày và ban đêm khác nhau đó. Hơn nữa, nếu bị thương vào ban ngày, vết thương sẽ mau lành hơn cơ.

Đây là kết quả nghiên cứu được công bố bởi Phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc ĐH Cambridge.

Theo đó, kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phân tích dữ liệu của 118 bệnh nhân nhập viện vì bỏng. Kết quả cho thấy các vết bỏng bị thương vào ban đêm mất nhiều hơn 11 ngày để chữa lành.

Cụ thể, những vết bỏng bị thương vào ban ngày chỉ mất 17 ngày để khỏi hoàn toàn. Trong khi đó, thời gian để c‌ơ th‌ể chữa lành vết bỏng bị vào ban đêm kéo dài tới 28 ngày.

Lượng nguyên bào sợi di chuyển đến vết thương nhiều gấp 2 vào ban đêm.

Các nhà khoa học cho rằng, điều này có liên quan đến hoạt động của đồng hồ sinh học. Nghiên cứu kĩ hơn, các chuyên gia phát hiện số lượng của 1 số protein cần thiết cho sự tái sinh tế bào phụ thuộc vào nhịp sinh học.

Họ phát hiện ra 1 loại tế bào có tên là nguyên bào sợi có vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương.

Chúng di chuyển vào vị trí vết thương hở, kết hợp với sợi collagen hình thành nên chất nền mô liên kết. Các nguyên bào sợi sẽ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng.

Nghiên cứu cho thấy vào ban ngày, lượng nguyên bào sợi di chuyển đến vết thương nhiều gấp 2 vào ban đêm. Điều này có nghĩa là các vết thương bị vào ban đêm sẽ lâu được chữa lành hơn.

Phát hiện này được các nhà khoa học thuộc ĐH Cambridge xem là bước đột phá lớn trong y học. Bởi chúng giúp tối ưu hóa việc điều trị các vết thương hở, đặc biệt là vết thương sau phẫu thuật.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật