Tiêm kích Su-30 Ấn Độ thử tên lửa diệt hạm nhanh nhất thế giới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một máy bay Su-30MKI của không quân Ấn Độ lần đầu phóng thành công tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos-A.
Tiêm kích Su-30 Ấn Độ thử tên lửa diệt hạm nhanh nhất thế giới
Quả BrahMos-A tách khỏi tiêm kích Su-30MKI. Ảnh: IAF.

tiêm kích Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos-A

Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 22/11 công bố hình ảnh tiêm kích Su-30MKI lần đầu phóng thử quả đạn BrahMos-A, phiên bản mới nhất của dòng tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Quả tên lửa đánh trúng mục tiêu mô phỏng tàu chiến ở vịnh Bengal, cách vị trí phóng khoảng 280 km, Sputnik đưa tin.

Trong video, tên lửa BrahMos-A thử nghiệm được thả từ chiếc Su-30MKI của không quân Ấn Độ. Quả đạn rơi xuống để tạo khoảng cách an toàn với máy bay, sau đó bắn phần nắp bảo vệ đầu tên lửa. Tiếp theo, tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn được kích hoạt, giúp quả BrahMos-A đạt tốc độ đủ lớn để động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) hoạt động.

"Tên lửa BrahMos-A nặng 2,5 tấn là vũ khí nặng nhất từng được triển khai trên tiêm kích Su-30MKI, đòi hỏi Ấn Độ phải điều chỉnh khung thân máy bay. BrahMos được thiết kế để triển khai trên nhiều nền tảng như máy bay, tàu chiến và bệ phóng mặt đất, hoàn thiện bộ ba tên lửa hành trình chiến thuật cho New Delhi", Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố.

Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng mua phiên bản BrahMos phóng từ máy bay, lô hàng đầu tiên sẽ được bàn giao vào tháng 1/2018. Hiện mới có ba tiêm kích Su-30MKI được chỉnh sửa để sử dụng loại vũ khí này. Không quân Ấn Độ dự kiến nâng cấp khoảng 2/3 phi đội 272 máy bay Su-30MKI của nước này.

BrahMos có tốc độ tối đa 3.700 km/giờ, gấp 3 lần âm thanh, khiến nó trở thành một trong những tên lửa nhanh nhất thế giới. BrahMos sử dụng đầu đạn nặng 200-300 kg, hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động, cũng như hiệu chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/IRNSS.

Khoảng 65% chi tiết của BrahMos được cung cấp bởi Nga, gồm cả đầu dò radar và ramjet. Hai nước từng bất đồng về bản quyền công nghệ, trong đó cho phép Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos mà không cần sự chấp thuận của Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật