Người dân Ninh Thuận tắm biển trước khi áp thấp nhiệt đới vào bờ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dân TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) vẫn tắm biển, chơi thể thao trước giờ áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 14) ảnh hưởng trực tiếp vào Ninh Thuận.
Người dân Ninh Thuận tắm biển trước khi áp thấp nhiệt đới vào bờ
(Ảnh minh hoạ).

Sáng 19/11, cơn bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận.

Ghi nhận tại TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) nơi được xem là vùng đất rất hiếm khi bão đổ bộ cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Từ 6h sáng, trời bắt đầu có mưa nhẹ, gió bắt đầu thổi mạnh, bầu trời âm u. Tại bãi biển Bà Già (TP Phan Rang – Tháp Chàm), rất đông người dân vẫn tắm biển, chơi thể thao như thường ngày dù sóng biển bắt đầu lớn.

Người dân Phan Rang – Tháp Chàm vô tư tắm biển sáng sớm 19/11.  

Anh Nguyễn Thành Phan (35 tuổi, TP Phan Rang – Tháp Chàm) cho biết thường ngày người dân tắm rất đông, hôm nay nghe bão vào nên giảm nhiều. Ở đây toàn dân biển nên sáng sớm ai cũng thích ra bơi vài vòng cho khỏe, biển chưa động nên vẫn an toàn.

Do thời tiết không thuận lợi nên nhiều người rút ngắn thời gian tắm biển, về nhà sớm hơn thường ngày. Ảnh: Phước Tuần. 

Nhiều nhóm thanh niên, người già cũng tụ tập trên bãi biển đá bóng, đánh bóng chuyền như thường ngày. “Hôm nay bão vào nên trời âm u, anh em chơi thể thao chút rồi về nhà chứ không chơi lâu như ngày thường”, anh Lê Văn Nam (30 tuổi) nói.

Tại cảng cá Đông Hải (TP Phan Rang – Tháp Chàm), hơn 510 thuyền cá của ngư dân đã vào trú bão an toàn. Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận có công điện khẩn nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi đánh bắt và hoạt động trên biển kể từ sáng 18/11, đồng thời thông báo, kiêu gọi tất cả tàu thuyền về neo đậu nơi an toàn tại các khu tránh trú bão trong tỉnh trước 21h cùng ngày.

Khẩn trương rà soát, kiểm tra dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, lồng bè nuôi trồng thủy sản để có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn. Tổng số dân dự kiến phải sơ tán là 6.089 hộ/28.879 người, hiện đã sơ tán được 5 hộ dân ở huyện Thuận Bắc.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, sáng sớm 19/11, sau khi đi vào khu vực vùng biển các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận, bão số 14 (có tên quốc tế là Kirogi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gần bờ.

Hồi 4h sáng nay, vùng tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9.

Trao đổi với báo , Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải cho biết, so với diễn biến hôm qua, cơn bão đã suy yếu nhanh và di chuyển có phần chậm lại.

“Đây là một trong hai kịch bản mà Trung tâm đã đưa ra ngày hôm qua. Sáng nay, áp thấp tiếp tục suy yếu và khi cập bờ khả năng chỉ còn là vùng áp thấp”, ông Hải cho hay.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7706
  1. Tránh bão, tàu cá vào bờ ít, nhiều ngư dân bán cá kiếm cả trăm triệu đồng
  2. Thu mua gỗ cao su gãy đổ giúp dân sau bão
  3. Thừa Thiên-Huế các vùng trũng lại ngập sau mưa lớn
  4. Lũ lại tràn về các địa bàn vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế
  5. Khánh Hòa: Ngày 20 /11 ở vùng bị thiệt hại do bão số 12
  6. Cảnh báo mưa lũ lớn ở Trung bộ và Nam bộ
  7. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng
  8. Áp thấp nhiệt đới tan, lũ miền Trung lên nhanh
  9. Nhiều tai nạn, sự cố trên biển do bão số 14
  10. Bão số 14 tan nhưng mưa còn kéo dài
  11. Áp thấp gây mưa lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  12. Huế: Chia sẻ với gia đình cô dâu gặp nạn trước ngày cưới vì lũ
  13. Bão suy yếu, người dân Khánh Hòa thở phào nhẹ nhõm
  14. Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ vào Ninh Thuận - Bình Thuận
  15. TP.HCM: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, cây bật gốc sau cơn mưa lớn kèm gió lốc mạnh
  16. Không để người dân quay lại các lồng bè trên biển vì sóng gió còn rất lớn
  17. Gió to, sóng lớn do bão số 14, 2 thuyền viên “bay” xuống biển
  18. Áp thấp nhiệt đới di chuyển, các tỉnh Nam Bộ mưa lớn
  19. Áp thấp nhiệt đới đang hướng vào các tỉnh từ Bình Thuận đến Trà Vinh
  20. Hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa to từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  21. Bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gần bờ
Video và Bài nổi bật