Tự chủ về học thuật, thành tố cơ bản của tự chủ đại học

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với tư cách là một trong những thành tố cơ bản của tự chủ đại học, tự chủ về học thuật luôn là vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chính trị gia và các nhà quản lý giáo dục.
Tự chủ về học thuật, thành tố cơ bản của tự chủ đại học
Tự chủ về học thuật, thành tố cơ bản của tự chủ đại học. Ảnh minh họa/internet

Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh – Học viện Quản lý Giáo dục đã nhấn mạnh điều này trong bài tham luận của mình tại Hội thảo khoa học Quốc tế “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tự chủ về học thuật

Theo Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh, các trường đại học có thể tự chủ về học thuật. Tự chủ về học thuật là sự chủ động của các nhà trường trong mảng cồng tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Thực hiện tự chủ về học thuật, các trường đại học được tự quyết định về các ngành học cũng như chương; trình đào tạo; tự quyết định các tiêu chuẩn học thuật và đảm bảo chất lượng; tự quyết định phương thức tuyển sinh, số lượng tuyển sinh; tự quyết định các hình thức thực hỉện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tảc quốc tế,...

“Những nội dung cơ bản của quyền tự chủ trong học thuật bao gồm: tự chủ về các vấn đề trong mảng công tác đào tạo; tuyển sinh; ngành đào tạo; chương trình đào tạo; giáo trình và học liệu giảng dạy; phương pháp giảng dạy; các công cụ và phương tiện phục vụ; chuẩn mực và phương pháp kiểm tra, đánh giả; tiêu chuẩn học thuật như các tiêu chuẩn của văn bằng,...; tự chủ về mảng nghiên cứu khoa học: các ưu tiên trong nghiên cứu khoa học; quyền tự do nghiên cứu và xuất bản,...; tự chủ về các hình thức thực hiện cũng như phương thức liên kết trong việc thực hiện mục tiêu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế...” - Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Cũng theo Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh, trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Quyền tự chủ đại học nói chung và quyền tự chủ trong học thuật của các cơ sở đào tạo sau đại học nói riêng là vấn đề được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật Giáo dục đại học.

Luật Giáo dục ban hành tháng 7/2005 đã đề cập đến ở Điều 14 về việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, táng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Đến năm 2012, quyền tự chủ đại học lại được tái khẳng định khi ban hành Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012.

Quyền tự chủ được tái khẳng định trong Luật Giáo dục đại học năm 2012. Ảnh minh họa/internet

Cần xóa bỏ những rào cản

Tuy nhiên, cơ chế đảm bảo quyền tự chủ về học thuật của các trường học theo Pháp Luật Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại quá nhiều bất cập, hạn chế. Đây là rào cản lớn nhất khiến cho quyền tự chủ về học thuật chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn.

Ngay trong Luật Giáo đục có thể tìm thấy những quy định cứng nhắc, thiếu khả thi thậm chí ưái chiều, mặc đù quy định cho các trường được quyền tự chủ vê mặt học thuật nhưng cũng theo quy định của Luật, Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn.

Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh – phân tích, đơn cử quy định: “Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập.

Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Quyền tự chủ được tái khẳng định trong Luật Giáo dục đại học năm 2012. Về học thuật, các trường được tự chủ xây dựng, thẩm định, ban hành chương ừình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh; tự in phôi bằng, cấp bằng cho tất cả các trình độ mà trường đào tạo.

Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là một bước ngoặt có khả năng tạo ra sự đột phá, vì theo quy định của Luật, Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn. Đơn cử như: Việc phát triển trường theo định hướng nào (nghiên cứu, ứng dụng hay vừa nghiên cứu vừa ứng dụng) cũng do các nhân tô ngoài trường quyết định là chính.

Bởi vì, theo quy định của Luật thì “cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành: Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Theo đó, tầng trên, tầng dưới có quyền lợi khác nhau.

Điều đó có nghĩa là sứ mạng của trường không còn phụ thuộc vào nguyện vọng của những người sáng lập và tập thể nhà trường nữa. Cùng với việc phân tầng, xếp hạng, Luật GDĐH cũng quy định mức độ tự chủ khác nhau giữa các trường và để ngỏ khả năng “thu hồi quyền tự chủ”.

Trước thực trạng trên, Giảng viên Đào Thị Ngọc Ánh đề xuất: Về mặt cơ chế Pháp Luật, các trường đại học cần được đảm bảo thực sự quyền để chuyển sang tự chủ về học thuật. chủ động kiếm các nguồn lực đầu ngoài.

Mở rộng các hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết trong và ngoài nước về. Nghiên cứu khoa học. Nhà nước cần gỡ bỏ các rào cản hiện nay đang kìm kẹp việc mở rộng quyền tự chủ về học thuật của các trường đại học.

Để đảm bảo thực hiện tự chủ về học thuật, ngoài chủ trương chung về trao quyền tự chủ cho các trường đại học, cần có cả hệ thống văn bản pháp quy rõ ràng và có tính khả thi để các trường đại học có thể thực hiện được và các bộ phận quản lý nhà nước dễ dàng giám sát.

Cần giảm bớt các quy định về “trình” dẫn đến cơ chế xin, cho là lý do trực tiếp tạo nên bất cập. Về phía cơ quan nhà nước và các trường đại học cần chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là quản lý về học thuật, đội ngũ này nên được đào tạo trực tiếp từ lĩnh vực quản lý giáo dục tương ứng và đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động tại các trường đại học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật