Tháng 10 Việt Nam xuất siêu 2.18 tỷ USD - cao nhất lịch sử

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có 2 nguyên nhân tạo ra kỷ lục xuất siêu tháng 10, đó là xuất khẩu điện thoại lập kỷ lục mới và nhập khẩu máy móc thiết bị giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng.
Tháng 10 Việt Nam xuất siêu 2.18 tỷ USD - cao nhất lịch sử
Ảnh minh họa

Theo báo của Vietnam Trade Monitor của Bộ phận phân tích khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Retail Research), điểm nhấn đặc biệt của thương mại tháng 10 đó là giá trị xuất siêu 2.18 tỷ USD, cao nhất lịch sử và gần gấp đôi giá trị xuất siêu của tháng 9. Có 2 nguyên nhân tạo ra kỷ lục xuất siêu tháng 10, đó là xuất khẩu điện thoại lập kỷ lục mới và nhập khẩu máy móc thiết bị giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng.

Máy móc thiết bị vốn là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất nhưng nhập khẩu máy móc thiết bị đã giảm liên tục từ 3.45 tỷ USD trong tháng 5 xuống chỉ còn 2.53 tỷ USD trong tháng 10. Chia theo đối tượng, nhập khẩu máy móc thiết bị của khối FDI giảm nhanh hơn nhưng vẫn chiếm phần lớn.

Trong 10 tháng 2017, khối FDI nhập khẩu 17.3 tỷ USD, chiếm 59% tổng nhập khẩu máy móc thiết bị. Khối FDI có công nghệ và năng suất cao nên gia tăng nhập khẩu máy móc của khối FDI là một tín hiệu tích cực cho tăng trưởng và xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2016, nhập khẩu máy móc của khối FDI tăng 40% còn khối trong nước tăng 17%.

Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong 10 tháng

Nhập khẩu máy móc, thiết bị hàng tháng

Chia theo quốc gia, trong số các nước Việt Nam nhập máy móc, Trung Quốc vẫn đứng vị trí số 1 với tổng giá trị nhập khẩu trong 10 tháng là 9 tỷ USD. Tuy nhiên Hàn Quốc đang vươn lên rất nhanh với 8.7 tỷ USD. Nhập khẩu máy móc từ các quốc gia phát triển như Nhật, Đức, Mỹ tăng chậm, thậm chí giảm. Theo SSI Retail Research, chính sách thu hút FDI từ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tạo ra thay đổi trong cơ cấu sản xuất cũng như xuất nhập khẩu. Với tốc độ nhập khẩu máy móc cao trong năm 2017, có thể kỳ vọng nhóm FDI từ Hàn Quốc sẽ tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng của năm 2018.

Xuất/Nhập siêu khối trong nước và FDI

Nhờ xuất siêu tháng 10, tổng xuất siêu của 10 tháng đã tăng lên 2.5 tỷ USD, trong đó khối FDI xuất siêu 17.8 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, khối trong nước nhập siêu 15.3 tỷ USD, tăng 4% .

So với cùng kỳ, giá trị xuất siêu 10 tháng 2017 thấp hơn 12% nhưng tăng trưởng GDP của 9 tháng đầu năm 2017 cao hơn rõ rệt, 6.41% so với 5.93%.

Xuất/nhập siêu và tăng trưởng GDP

Trong nhiều năm, tăng trưởng GDP và xuất siêu thường khó song hành do nền sản xuất của Việt Nam kém phát triển. SSI Retail Research cho rằng nhờ sản phẩm điện tử mà chủ lực là điện thoại của khối FDI, cơ cấu xuất nhập khẩu và động lực kinh tế đã thay đổi. Đây có thể coi là bước ngoặt quan trọng, tạo ra nền tảng cho tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Không những vậy, mô hình thu hút FDI trong những năm qua còn là bài học tốt cho định hướng thu hút FDI trong các năm tiếp theo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật