Bất lợi đủ đường nếu chậm làm sân bay Long Thành

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là khẳng định của đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) khi phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội chiều 13/11 về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Bất lợi đủ đường nếu chậm làm sân bay Long Thành
Ảnh minh họa

Đại biểu Hồng cho biết, đây là dự án có tầm quan trọng cấp quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 703 ngày 20/7/2005, cho đến nay đã gần 12 năm. “Tôi cho rằng nếu dự án của chúng ta thêm một lần trễ hạn so với Nghị quyết số 94/2015/QHXIII và Nghị quyết số 38/2017/QHXIV thì những lợi thế so sánh của Cảng hàng không quốc tế Long Thành bị ảnh hưởng, áp lực về an ninh, an toàn hàng không, vệ sinh môi trường tại khu vực trung tâm TP HCM”. – đại biểu Hồng nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ đạt 50 triệu hành khách năm vào năm 2005, với những hệ lụy kéo theo sẽ không được giải quyết, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ đội lên rất nhiệt và quan trọng hơn theo vị đại biểu này trong gần 12 năm qua cũng vì dự án này UBND tỉnh Đồng Nai đã siết chặt quản lý về đất đai, xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, vật chất và tinh thần của 4.864 hộ gia đình với hơn 15.557 nhân khẩu và 26 tổ chức trong vùng dự án vốn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn.

Xuất phát từ cách tiếp cận đó, đại biểu Hồng đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo UBND và các bộ, ngành hữu quan hoàn thiện một cách hợp lý báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhưng cũng cần phải xem xét thông qua báo cáo tại kỳ họp thứ 4 này như Nghị quyết số 38 Quốc hội khóa XIV đã giao.

Qua nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành do UBND tỉnh Đồng Nai trình Quốc hội và ý kiến giải trình tiếp thu của Chính phủ, đại biểu Hồng thấy Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan và UBND tỉnh Đồng Nai hết sức cẩn thận, cầu thị và nghiêm túc trong quá trình xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Báo cáo giải trình tiếp thu dài 35 trang kèm bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dung đất huyện Long Thành đến năm 2020, đề cập đến 73 vấn đề liên quan đến ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, có 18 ý kiến liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; 7 ý kiến liên quan đến quy mô xây dựng các khu tái định cư, nghĩa trang; 7 ý kiến liên quan đến tổng mức đầu tư, nguồn vốn; 6 ý kiến liên quan đến quản lý, khai thác ngắn hạn quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng; 8 ý kiến liên quan đến công tác đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm; 11 ý kiến liên quan đến cơ chế đặc thù của dự án và 16 ý kiến liên quan đến các vấn đề khác của dự án, như cung cấp thêm thông tin dự án; Quốc hội cho ý kiến hay xem xét thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi, hay là việc giao dự án cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hợp lý chưa? Nhìn chung, các ý kiến giải trình, tiếp thu của Chính phủ đã đề cập đến những vấn đề còn băn khoăn trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế số 737 ngày 25/10/2017 và ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội. Tôi cơ bản đồng tình với nhiều ý kiến giải trình, tiếp thu của Chính phủ.

"Tuy nhiên, để hoàn thiện báo cáo và để đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân có thêm thông tin và yên tâm, tôi đề nghị Chính phủ có sự luận giải hết sức cụ thể, thấu đáo việc Chính phủ lấy mức xuất tái định cư là 160 triệu đồng, tương đương  80m2 đất ở làm cơ sở, trong khi dự kiến quy hoạch diện tích tái định cư gồm 2 loại nhà liền kề là 125m2 đến 150m2 và 250m2 đến 300m2. Liệu đại đa số những hộ được đền bù có nhu cầu, có đủ tiền để mua xuất tái định cư theo quy hoạch hay không và nếu không thì phương án giải quyết thế nào". - đại biểu Hồng nói.

Vẫn theo vị đại biểu này "sau khi nhiên cứu ý kiến giải trình, tiếp thu của Chính phủ, tôi thấy có ít nhất 40 vấn đề ý kiến giải trình tiếp thu có dùng cụm từ "Chính phủ sẽ". Và khẳng định bảo đảm không vượt quá tổng mức đầu tư dự án, ví dụ như ở trang 2, ý kiến 3 của Báo cáo giải trình. “Tôi rất mong và có cơ sở để tin rằng Chính phủ sẽ thực hiện triệt để lời hứa và tôi tin chắc rằng đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt là nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của dự án sẽ không đơn giản chấp nhận một câu xin lỗi bình thường nếu như quá trình thực hiện dự án không được như những gì đã hứa”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật