EU “rút thẻ vàng“: Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọng

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo. Lý giải về việc này, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Do EU cho rằng Việt Nam hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp.
EU “rút thẻ vàng“: Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọng
Ảnh minh họa

Sau EU là Mỹ

“Tấm thẻ vàng” này là kết quả đã được dự báo từ trước và ngày công bố đã chậm hơn gần một tháng so với kế hoạch trước đó. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám, EU đã khuyến cáo Việt Nam từ năm 2012 - 2013 và trong năm 2016 - 2017 liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra và cảnh báo. Theo đó, đến ngày 30.9.2017, nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị sẽ bị “rút thẻ vàng”. Và cuối cùng, điều này đã xảy ra.

Cảnh sát biển tham gia chống khai thác IUU

VASEP cho biết, sáng 24.10, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vàVASEP đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác” nhằm đảm bảo trong việc cam kết chống lại khai thác IUU. Đây là quyết tâm của ngành thủy sản cùng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng nghề cá Việt Nam bền vững và quản lý hiệu quả. Việc hợp tác sẽ thực hiện 3 nội dung chính là hỗ trợ, trao đổi thông tin; tuyên truyền, đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp; hoạt động hợp tác khác.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong thời gian bị “dính thẻ vàng”, 100% container hàng xuất khẩu bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, thời gian sẽ kéo dài tới 3 - 4 tuần/container; phí kiểm tra nguồn gốc khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. rủi ro lớn nhất là tỷ lệ lớn các lô hàng bị từ chối thông quan, trả hàng. Như Philippines đang bị thẻ vàng, có đến 70% số container bị trả về.

IUU là chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2002, EU ban hành IUU trên cơ sở triển khai “Kế hoạch hành động quốc tế năm 2001” của Tổ chức Nông lương của LHQ (FAO). Bị “dính thẻ”, thiệt hại với các quốc gia xuất khẩu hải sản là rất lớn vì tạo ra tâm lý e ngại đối với các nhà nhập khẩu EU, họ sẽ chuyển sang nguồn cung cấp khác. Đặc biệt, nếu bị thẻ đỏ, hải sản của quốc gia đó sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.

Không chỉ có EU, Mỹ cũng chuẩn bị áp dụng các quy định IUU thông qua chương trình“Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP)” sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Theo đó, Mỹ sẽ tăng cường giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loàithủy hải sản gồm: cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục,cua, tôm, bào ngư, hải sâm, cá tuyết (bào ngư và tôm sẽ được áp dụng sau).Chương trình này yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu thập để cung cấp và báo cáo cácdữ liệu quan trọng từ khi khai thác đến khi đưa vào thị trường Mỹ.

EUvà Mỹ là 2 thị trường nhập khẩuthủy hải sản hàng đầu thế giới với quy mô hàng chục tỉ USD. Đây cũng là 2thị trường xuất khẩu thủy hải sản chính của Việt Nam. Trungbình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải sản từ 1,9- 2,2 tỉ USD, trong đó EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm khoảng 16 - 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với con sốtương đương 350 - 400 triệu USD.

Nỗ lực "xóa" thẻ

TháiLan và Đài Loan bị EU cảnh cáo bằng thẻ vàng trong năm 2015 và đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn củaIUU để được “xóa thẻ”. Việt Nam cũng không còn đường nào khác bằng cách xây dựngnghề cá bền vững. Thực tế trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT và VASEP đã có nhiềunỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn IUU, cụ thể thành lập Ban Điều hành IUU với 73 doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp chỉthu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản có nguồn gốc khai thác hợp pháp. Cam kếtkiên quyết không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khaithác không có giấy phép, không có nhật ký và không báo cáo theo quy định, khaithác bằng ngư cụ bị cấm. Ban này đã đề xuất kế hoạch làm việc với 4 đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tưlệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sảnvà thủy sản để trao đổi một số nội dung hợp tác liên quan đến việc triển khaiChương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU.

Thứtrưởng Vũ Văn Tám cho biết: Việt Nam không khuyến khích cũng như dung túng cáchành vi vi phạm. Chính phủ cũng đã ban hành Công điện 732, trong đó đưa ra những giải pháp mạnh, đặc biệtlà những tỉnh trọng điểm có tàu cá ViệtNam vi phạm vùng biển các nước thì chủtịch UBND tỉnh nếu không ngăn chặn được việc này sớm sẽ phải chịu trách nhiệmtrước Thủ tướng. EU cũng khuyến nghị chúng ta điều tra nguồn lợi hải sản và dựatrên đó mới quy hoạch tàu cá. Trong luật Thủy sản có thiết kế chương trình điềutra nguồn lợi định kỳ 5 năm mộtlần. Chúng ta cần tổ chức lại sản xuất và phải xây dựng nghề cá có trách nhiệmvà phát triển bền vững.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật