Voi mẹ và con kinh hãi tháo chạy trong ‘mưa’ cầu lửa

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bức ảnh chụp voi mẹ và con hốt hoảng bỏ chạy khi bị ném những viên nhựa đường cháy rực ở Ấn Độ đoạt giải nhất cuộc thi nhiếp ảnh.
Voi mẹ và con kinh hãi tháo chạy trong ‘mưa’ cầu lửa
Khoảnh khắc rơi vào địa ngục mưa lửa của voi mẹ và con. Ảnh: Facebook.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến động vật hoang dã ở Ấn Độ được phản ánh rõ nét trong bức ảnh đoạt giải Sanctuary Wildlife Photographer Award năm nay, International Business Times hôm qua đưa tin. Mang tên "Địa ngục ở đây", bức ảnh thể hiện vẻ hãi hùng và đau đớn của mẹ con nhà voi khi bị đám người giận dữ tấn công bằng những viên nhựa đường bốc cháy và pháo đốt.

Cảnh tượng được nhiếp ảnh gia Biplab Hazra chụp ở quận Bankuru thuộc bang West Bengal phía đông Ấn Độ. Mô tả về sự việc, Hiệp hội Bảo tồn Tự nhiên, đơn vị tổ chức giải nhiếp ảnh, cho biết "voi con kêu thét vì hoảng loạn và sợ hãi khi ngọn lửa liếm vào chân nó trong khi đám đông cười vang và la lớn phía sau".

"Voi con có thể không bị những người dân làng sống gần hành lang voi trải dài từ tây nam bang West Bengal tới rừng Saranda ở Jharkhand, đốt cháy có chủ đích, nhưng ném pháo nổ và những quả cầu lửa vào đàn voi đã trở thành hành động phổ biến ở nơi này", Hazra chia sẻ.

Ấn Độ là ngôi nhà của hơn 70% voi châu Á trên thế giới, trong cũng là nơi mâu thuẫn giữa con người và động vật ở mức cao nhất. Do quá trình đô thị hóa khiến môi trường sống thu hẹp, loài voi phải lang thang tới các khu vực khác để kiếm thức ăn và nước uống. Chúng thường giẫm nát cây trồng trong trang trại và khu dân cư, gây thiệt hại về tài sản và gây nguy hiểm cho con người.

Điều này thôi thúc người dân địa phương phải sử dụng nhiều biện pháp cực đoan để xua đuổi loài vật, từ dựng hàng rào điện cao áp tới tấn công voi bằng vũ khí.

Những tai nạn tương tự xảy ra trên khắp đất nước, đặc biệt ở các bang as‌sam, Odisha, Chhattisgarh, Tamil Nadu và Karnataka, nơi có số lượng voi cao. Hồi tháng 6, một gia đình voi gồm 4 thành viên, trong đó có 2 con non, bị giật chết khi tiếp xúc với dây điện ở quận Kodagu của bang Karnataka.

"Với tình trạng những cánh rừng bị chặt phá và con người xâ‌m lấ‌n những khu vực nơi động vật hoang dã sinh sống, voi và nhiều loài vật khác hầu như không còn nơi nào để đi. Chúng thường xuyên bị tàu hỏa đâm, bị điện giật hoặc mắc kẹt trong các mâu thuẫn lợi ích khác", Nikunj Sharma, đại diện tổ chức PETA Ấn Độ, giải thích.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật