Lạc vào ‘xứ sở tiền tấn’ với 4 làng, xã nhiều tỷ phú nhất Việt Nam

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những “xứ sở tiền tấn“ sở hữu hàng trăm tỷ phú này lại trải đều ở cả 3 miền, 2 ngôi làng ở miền Bắc, một tại Bắc Trung Bộ và một tại Tây Nguyên.
Lạc vào ‘xứ sở tiền tấn’ với 4 làng, xã nhiều tỷ phú nhất Việt Nam
Khu nghỉ dưỡng kèm casino của The Suncity Group tại Việt Nam

Xem Video: Ấn tượng "Làng tỉ phú" với nghề dệt truyền thống tại Thái Bình

//

Làng Phương La (Thái Bình)

Ước tính ngôi làng này có hơn 100 tỷ phú với những doanh nghiệp trị giá từ vài tỷ tới hàng ngàn tỷ đồng. Làng Mẹo tức làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có một khu mua sắm hiện đại to cỡ đại siêu thị, hàng chục doanh nghiệp san sát bên những biệt thự hoành tráng.

Thậm chí giữa làng xây một ngân hàng lớn cho dân làng giao dịch dễ khiến người ta lầm tưởng đây là một thị trấn. Thú chơi cây cảnh, thú xây mộ phần, đền thờ nơi đây có lẽ thuộc hàng "chịu chơi" nhất cả nước.

Theo ông Trần Văn Toán - Trưởng thôn Phương La 2, làng Phương La có gần 5.000 nhân khẩu, hơn 100 ha đất nông nghiệp, vườn tược không có mấy nhưng có đến hơn 100 tỷ phú. Mỗi năm, làng lại có vài người ghi tên mình vào danh sách tỷ phú mới.

Những tỷ phú nổi trội của làng có thể kể đến đại gia Trần Văn Sen, người đứng đầu trong nghề sản xuất bia, rượu và nước giải khát. Ông Sen khởi nghiệp từ nghề dệt truyền thống trăm năm của cha ông để lại. Khi có chút vốn, ông đã nhạy bén vươn ra nhiều lĩnh vực khác. Ông đã mua tới nửa cánh đồng làng Mẹo để xây dựng lăng mộ.

Không chỉ có ông Sen, nhắc tới đại tỷ phú Vũ Quang Huy, nhiều người trong giới kinh doanh đều nể phục. Từ đôi bàn tay trắng, ông Huy gây dựng Tập đoàn Bitexco chuyên sản xuất nước khoáng. Ông từng khiến nhiều đại gia ngỡ ngàng khi ủng hộ tới 20 tỷ đồng xây dựng chùa Hưng Long để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Làng "tỷ phú đồng nát" (Nghệ An)

Từ một làng nghèo khó với nghề chính là buôn bán đồng nát, xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, Nghệ An) nay nổi danh với nhiều cái tên khác nhau như “làng tỷ phú”, “phố ở làng”... Theo thống kê sơ bộ, hiện toàn xã có trên 1.000 người thường xuyên làm ăn, buôn bán tại Lào.

Khoảng 15 người dân lập doanh nghiệp tại Lào, khoảng 40 hộ gia đình đã thành lập các đại lý lớn nhỏ ở xã để thu gom các mặt hàng cung cấp sang Lào. Cả xã hiện có 75 chiếc xe khách, xe tải các loại chạy qua lại sang Lào mỗi ngày.

Từ nghề buôn bán đồng nát, đến nay toàn xã Diễn Tháp có hàng trăm hộ giàu, số biệt thự đếm không xuể. Đó là chưa kể đến hàng trăm chiếc ô tô gia đình, trong đó có hàng chục chiếc ô tô tiền tỷ.

Làng "tỷ phú thịt lợn" (Hà Nội)

Khởi nghiệp từ việc đi buôn bán thịt lợn, đến nay thôn Miêng Thượng, xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành "làng tỷ phú" với biệt thự san sát, nhiều gia đình tậu nhà đất ở trung tâm thành phố.

Đến thôn Miêng Thượng những ngày thường chỉ có trẻ con duới 6 tuổi và các cụ già ngồi tán gẫu trong lúc trông nom những căn biệt thự to đùng cho các con yên tâm đi chợ.

“Từ 18 đến tầm gần 50 tuổi đều lên trên thành phố đi chợ, con cái cũng theo cha mẹ lên đó học hành. Chỉ  khi nào ở quê có việc, không thì họ cứ làm đến 29, 30 Tết mới về.”, bà Quý (63 tuổi), người dân thôn Miêng Thượng chia sẻ với Infonet.                  

Ông Nguyễn Bá Lục - Trưởng thôn Miêng Thượng cho biết, 99% thanh niên trong thôn lên Hà Nội bán thịt lợn. Học sinh trong thôn cứ học hết cấp 2, cấp 3 là lại theo bố mẹ đi bán thịt lợn ở trung tâm Hà Nội. Nhiều em học đại học ra trường không xin được việc cũng lại đi bán thịt lợn như bố mẹ.

Làng "tỷ phú hồ tiêu" (Đắk Nông)

Toàn xã Nâm N’Jang (huyện Đắk Song, Đăk Nông) hiện có trên 300 hộ dân, thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ cây tiêu. Mấy năm qua, tiêu tại Nâm N’Jang liên tục trúng mùa, trúng giá đã giúp hàng trăm hộ nông dân tại đây đổi đời.

Nhờ vậy mà giờ đây xã Nâm N’Jang có hàng trăm căn nhà kiểu biệt thự, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ có xe hơi riêng phục vụ việc đi lại.

4 làng, xã nhiều tỷ phú nhất Việt Nam nói trên đa số đi lên từ những nghề thủ công. Có thể thấy họ chăm chỉ, cần cù và biết tính toán, đầu tư vào thế mạnh để phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật