Vẻ đẹp của sát thủ không chân

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ là nỗi kinh hoàng với rất nhiều loài động vật, trong đó có cả con người bởi nọc độc, răng nanh và những cú đớp nhanh kinh hoàng của mình, rắn còn hấp dẫn con người tìm hiểu bởi vẻ đẹp rất riêng của nó.
Vẻ đẹp của sát thủ không chân
Một chú rắn non vừa ra đời

1. Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa. Ảnh: NatGeo.

Nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể đủ giết chết 20 người. Rắn hổ mang chúa có chiều dài từ 4 – 7m. Trong khi di chuyển chúng thường nâng cao 1/3 chiều dài c‌ơ th‌ể của mình trên mặt đất. Đây là loài rắn rất phổ biến tại Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

2. Trăn xanh Anaconda

Trăn Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ gồm bốn loài rắn thích sống dưới nước, ẩn náu trong các đầm lầy, các con sông hay các cánh rừng rậm của khu vực Nam Mỹ.

Trăn xanh Anaconda. Ảnh: NatGeo.

Trăn Anaconda có các loài màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia. Trong đó trăn xanh Anaconda là loài có kích thước lớn nhất. Trên thực tế, đây là loài rắn lớn nhất thế giới với trọng lượng lên tới 550 pounds (250kg) và đường kính c‌ơ th‌ể lên đến 12 inch (30cm).

Rất vụng về trên mặt đất nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn dưới nước, trăn xanh Anaconda làm chủ các đầm lầy và rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Với bộ hàm linh hoạt và sự dẻo dai của cơ bắp, trăn xanh Anaconda có khả năng tấn công, giết chết và nuốt nhửng những con mồi với kích thước lớn như cá sấu, lợn rừng, báo đốm…

3. Rắn Vipe sa mạc

Rắn Vipe sa mạc. Ảnh: NatGeo.

Rắn Vipe thường có màu lẫn với đất đá và cát ở vùng sa mạc để ngụy trang. Chúng thu hút con mồi bằng cách rung phần đuôi của mình. Với hàm răng nanh khổng lồ nên rắn Vipe thường phun một lượng nọc độc lớn vào c‌ơ th‌ể con mồi.

Rắn Vipe thường cư trú ở vùng sa mạc miền Tây Australia, Trung Đông, New Guinea. Trong đó Australia là nơi tập trung nhiêu loài rắn độc này nhất. Đây cũng là vùng đất được mệnh danh là ngôi nhà của rắn độc với khoảng 17 loài rắn nguy hiểm.

4. Rắn non

Một chú rắn non vừa ra đời. Ảnh: NatGeo.

Trên đây là hình ảnh của một con trăn xanh non, vốn được xem là động vật “bản địa” của các khu rừng mưa tại New Guinea hay đông bắc Australia đang chui ra từ vỏ quả trứng của mình.

Hầu hết, trăn, rắn non đều phải tự “giải phóng” mình ra khỏi vỏ trứng. Quá trình này diễn ra khá khó khăn với một chiếc răng trứng nằm trên đầu hoặc hàm của rắn non. Răng trứng sẽ biến mất trong lần lột da đầu tiên của con rắn.

5. Lưỡi rắn

Lưỡi là một bộ phận khá đa năng của rắn. Ảnh: NatGeo.

Ngoài thời gian ngủ đông, các loài rắn đều tỏa đi kiếm ăn các mùa còn lại trong năm. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm con mồi và các bạn tình là khá khốc liệt.

Để có thể tồn tại được, lưỡi rắn đã được tiến hóa theo chiều hướng chia thành hai lưỡi. Rắn sử dụng lưỡi để thu thập các phân tử mùi hương trong không khí, giúp nó phân biệt thức ăn, kẻ thủ hay bạn tình.

Các con rắn đực cũng sử dụng lưỡi để “đánh giá” bạn tình của mình: xem rắn cái có sẵn sàng giao phối không.

6. Rắn Mamba đen

Rắn Mamba đen. Ảnh: NatGeo.

Tên gọi của loài rắn này xuất phát từ lớp da đen bên trong miệng phần chỉ lộ ra trước khi nó tấn công. Những con rắn Mamba đen thường thụ động nhưng có thể cực kì hung dữ khi bị đe dọa. Khi đó, chúng thường tấn công nạn nhân nhiều lần, tiết ra hỗn hợp độc tố thần kinh, độc tố gây rối loạn đông máu (cardiotoxin).

Loài rắn này cư trú chủ yếu ở vùng Đông Nam Châu Phi. Đây cũng được xem là loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới: vận tốc vào khoảng 12,5 dặm/giờ (20km/giờ).

7. Rắn hổ mang Mozambique

Rắn hổ mang Mozambique. Ảnh: NatGeo.

Những con rắn hổ mang Mozambique có khả năng phun nọc độc xa tới 8 feet (tương đương với 2,4m). Nọc độc của loài rắn này có thể gây mù.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật