Tạo ra chất lượng giáo dục là việc làm của cả hệ thống

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Các nhà trường phổ thông hiện nay cần phải nắm rõ “Thế nào là một cơ sở có chất lượng giáo dục? Để có chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phải xây dựng, làm tốt những yếu tố cơ bản nào? Và làm thế nào để làm tốt được những yếu tố đó?”
Tạo ra chất lượng giáo dục là việc làm của cả hệ thống
Chỉ có chất lượng, các cơ sở giáo dục đào tạo mới thu hút học sinh, mới đảm bảo nhịp độ phát triển bền vững. Ảnh: Minh Phong

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội đặt vấn đề như vậy trong bài tham luận của mình tại Hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: Xu hướng Việt Nam và thế giới”.

Chất lượng giáo dục - lẽ sống còn của mỗi nhà trường

 Trong cơ chế thị trường không thể để tồn tại bất cứ hình thức giáo dục nào không có chất lượng. Vì chỉ có giáo dục mới tạo ra nguồn lao động chất lượng cao.

Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, tạo ra chất lượng giáo dục phải là việc làm của cả hệ thống. Nhưng người trực tiếp làm ra chất lượng giáo dục là các cơ sở giáo dục đào tạo.

Do đó các cơ sở cần quan niệm, chất lượng giáo dục là lẽ sống còn của mỗi nhà trường, không có chất lượng thì cơ sở giáo dục đào tạo đó không có lý do tồn tại.

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trước hết phải là nền giáo dục có chất lượng. Hình thức quản lý theo mục tiêu chất lượng mới là hình thức quản lý phù hợp với mục tiêu quản lý lâu dài của Ngành.

Đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển khoa học quản lý thời cơ chế thị trường. Chỉ có chất lượng, các cơ sở giáo dục đào tạo mới thu hút học sinh, mới đảm bảo nhịp độ phát triển bền vững, chống được những cách làm chỉ chạy theo số lượng, tùy tiện, hạ thấp yêu cầu giáo dục toàn diện như một số cơ sở giáo dục đào tạo lâu nay vẫn làm.

“Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh các nhà quản lý, giáo viên các trường phổ thông, người thiết kế và làm nên chất lượng giáo dục không chỉ nắm vững quan niệm về chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay mà các cơ sở giáo dục phổ thông cần nắm vững tinh thần cốt lõi về chất lượng giáo dục mà UNESCO đã tổng kết” - Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.

Dẫn báo cáo tóm tắt giáo dục cho mọi người yêu cầu khẩn thiết về giáo dục - UNESCO 2005, tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm - cho biết: Có hai nguyên tắc đặc trưng cho hầu hết những cố gắng để định nghĩa chất lượng giáo dục. Một là, xác định sự phát triển về mặt nhận thức của người học như là mục tiêu chính, rõ ràng của tất cả các hệ thống giáo dục.

Hai là, nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy những giá trị trung và sự phát triển sáng tạo, cảm xúc. Đây là những mục tiêu mà kết quả đạt được khó đánh giá hơn nhiều.

Như vậy UNESCO lấy hai chỉ số cốt lõi để đánh giá chất lượng giáo dục mà mỗi cơ sở giáo dục phải thực hiện được. Đó là: Sự phát triển nhận thức của người học. Thúc đẩy những giá trị chung và sự phát triển tính sáng tạo, cảm xúc của người học.

Nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách người học

  Vì chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở đều được đánh giá đồng bộ từ “Đầu vào – Quá trình - Đầu ra” nên các cơ sở không cố gắng thường xuyên, không làm đồng bộ, chắc chắn sẽ không đạt chất lượng.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – phân tích: Nếu chỉ bám vào quan niệm khái quát “chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục” nghĩa là các nhà trường phổ thông hiện nay chỉ cần bấm vào mục tiêu của các cấp học mà Nghị quyết 29/TW đã nêu để thực hiện một cách hiệu quả.

“Nhưng nếu các việc làm của chúng ta lại không hướng tới sự chuyển biến về nhận thức, thúc đẩy những giá trị ở người học – liệu đó có phải đã đảm bảo chất lượng chưa? Chúng tôi quan niệm đây là những tiêu chí hết sức quan trọng để các nhà giáo đánh giá kết quả giáo dục của mình” - tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, lâu nay chúng ta chỉ mới quan tâm xem học sinh có học giỏi, nắm vững các kiến thức sách giáo khoa, chương trình hay không?!.

Từ tri thức khoa học, học sinh đã trưởng thành như thế nào, nhận thức sâu sắc hơn về đời sống xã hội, về tự nhiên. Quan trọng các em có sự chuyển đổi, phát triển hơn sau mỗi năm học về phẩm chất năng lực của mình, để có thêm khát vọng, ước mơ và mong muốn hoàn thiện bản thân từ việc làm thực tế, thực hành sáng tạo. Đó là những cảm xúc phong phú, hài hoa và làm nảy sinh những tình cảm đẹp, những ước mong lành mạnh tươi mới của tuổi trẻ.

Đây là 3 nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách, chương trình giáo dục nào cũng phải luôn hướng tới, kết quả cao nhất đó.

Điều đó đòi hỏi sự phát triển liên tục, công tác quản lý, công tác giảng dạy, công tác phục vụ của mỗi nhà trường không chỉ đảm bảo thường xuyên có chất lượng theo quy chuẩn được kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt, mà còn đòi hỏi phải luôn cải tiến, mới cho phù hợp với đối tượng học sinh luôn luôn thay đổi hàng năm.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm lưu ý thêm, các cơ sở giáo dục phổ thông khi hướng tới chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, không chỉ là danh hiệu thi đua mà thực chất nó là sự phát triển đạt đến một đẳng cấp phát triển bền vững của mỗi cơ sở giáo dục.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật