Tái cơ cấu Vinashin, chuyển 20 nghìn tỷ đồng nợ sang cho PVN, Vinalines

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Phạm Viết Muôn, phó Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ cho biết tổng nợ của Vinashin ước khoảng 80.000 tỷ đồng.
Tái cơ cấu Vinashin, chuyển 20 nghìn tỷ đồng nợ sang cho PVN, Vinalines
Ảnh minh họa

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.pbody, li.pbody, div.pbody {mso-style-name:pbody; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.pquestion, li.pquestion, div.pquestion {mso-style-name:pquestion; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Tại cuộc họp báo họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều tối ngày 2/7, nhiều vấn đề đã được giải đáp. Vấn đề nóng nhất của cuộc họp tháng này là vấn đề tái cơ cấu Vinashin.

Mục tiêu của tái cơ cấu Vinashin không phải để giảm nợ

Ông Phạm Viết Muôn, phó Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ cho biết, mục tiêu của việc tái cơ cấu Vinashin không phải giảm nợ.

Theo ông Muôn, việc tái cơ cấu Vinashin là để thực hiện 4 mục tiêu: thứ nhất, duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển; thứ hai, sử dụng có hiệu qủa năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư; thứ ba, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức tín dụng; thứ tư, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động.

Vinashin có tổng tài sản hơn 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ có 9.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ hiện nay của tập đoàn này khoảng hơn 80.000 tỷ đồng. Khi tái cơ cấu khoản nợ của Vinashin chuyển sang PVN, Vinalines khoảng 20.000 tỷ đồng.

Đại diện này cho biết, việc chuyển dự án về cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam - PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là để đảm bảo hiệu quả của các dự án, đảm bảo các dự án có đủ sự đầu tư và hoạt động hiệu quả.

Ông Muôn cũng cho biết, năm 2006, 2007, Vinashin hoạt động vẫn tốt, nhận được tới 166 đơn đặt hàng với trị giá lên tới 5-6 tỉ USD. Bắt đầu từ năm 2008, bắt đầu khủng hoảng, nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ.

Về nguyên nhân, đại diện này phân tích nguyên nhân bên trong dẫn đến khó khăn là là tình trạng đầu tư dàn trải, quản lý tài chính, công nợ, dòng tiền còn nhiều hạn chế…Trước vấn đề này, Thủ tướng đã có yêu cầu kiểm điểm hội đồng quản trị, tập thể ban lãnh đạo, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, lãnh đạo các đơn vị thành viên của Vinashin… nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý.

"Ngoài ra việc tái cơ cấu Vinashin không ảnh hưởng gì đến việc thanh tra Chính phủ đang làm tại Vinashin. Đây là cuộc thanh tra toàn diện, ai sai phạm thì xử lý " - đại diện này khẳng định.

Về khoản vay trái phiếu Chính Phủ 700 triệu USD của Vinashin, thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết, khoản 700 triệu USD trái phiếu Chính Phủ mà Chính phủ cho Vinashin vay lại thì tập đoàn này vẫn trả lãi hàng năm bình thường. Từ năm 2012 khoản này bắt đầu trả nợ gốc.

Lãi suất cho vay sẽ giảm từ quý III/2010

Về tình hình lãi suất trên thị trường, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết theo thống kê hiện lãi suất huy động đang ở mức khoảng 11%/năm , cho vay bình quân ở mức 13,4%/năm.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã họp với các đại diện Ngân hàng và đạt được thống nhất sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho ba đối tượng khách hàng ưu tiên (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) theo đúng mức khoảng 12%-12,5%/năm. Về LS huy động phấn đấu đưa xuống mức khoảng 10,2%/năm-10,5%.

Đại diện này cho biết Hiệp hội Ngân hàng đã họp và đã đạt được thống nhất giảm lãi suất huy động, cho vay trong quý III/2010 và hiện đã có một số Ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay về 12-12,5% cho 3 đối tượng ưu tiên.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết về tình hình lạm phát có xu hướng giảm, cân đối vốn của hệ thống Ngân hàng tương đối tốt, thanh khoản tốt.

Ngoài ra, đại diện Bộ Tài Chính cũng cho biết với vai trò định hướng, hiện lãi suất trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 3 năm đã được đưa về khoảng 10% và dưới 10%. Như vậy, lãi suất cho xu hướng ổn định và phù hợp với các cân đối vĩ mô.

Giải thích về tình hình thiếu điện trong thời gian qua, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong cơ cấu ngành điện có tới 42% điện thương phẩm là từ thủy điện. Vì vậy thời tiết nắng nhiều khiến tình hình cung ứng điện chưa đảm bảo.

Đại diện này cho biết, 6 tháng đầu năm sản lượng tăng lên gần 17% nhưng điện vẫn thiếu. Đại diện này khẳng định từ nay đến cuối năm đảm bảo không cắt điện như thời gian vừa qua

Về dự án đường sắt cao tốc, đại diện văn phòng Chính Phủ cho rằng tại cuộc họp Quốc Hội, Quốc Hội chưa thông qua đường sắt, phiếu đồng thuận hay không đồng thuận đều chưa quá bán.

“Chưa thông qua nghĩa là Quốc Hội yêu cầu Chính Phủ tiếp tục chuẩn bị xem xét về dự án này, có thể tiếp tục bàn trong kỳ Quốc Hội lần sau.", ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật