Dự án to nhưng hiệu quả nhỏ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau nhiều năm đô thị hóa thiếu quy hoạch, TP. Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất nước, đã phải thực hiện nhiều dự án thoát nước nhằm giải quyết tình trạng ngập nước cục bộ do kênh rạch bị san lấp vô tội vạ cũng như hiện tượng triều cường ngày càng khốc liệt. Trong khi còn nhiều tranh cãi về hiệu quả của các dự án thì nhiều khu đô thị mới tại vùng thấp phía Nam lại sắp đối mặt với tình trạng ngập trên diện rộng vì hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Dự án to nhưng hiệu quả nhỏ
Nước dâng do biến đổi khí hậu đang đe dọa nhiều khu đô thị ven sông Sài Gòn.

Rót ngàn tỷ “đô”, vẫn ngập

TP. Hồ Chí Minh có hơn 55% diện tích có địa hình thấp dễ bị ngập nước, trong khi chỉ có hơn 1.000km đê bao được xây dựng chưa hoàn chỉnh để hạn chế triều cường từ hơn 2.000km kênh rạch.

Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của nước ngập, Thường trực UBND TP.HCM đã quyết định đầu tư 1 tỷ USD thực hiện 4 dự án thoát nước và nạo vét kênh rạch. Vì quy mô của dự án chủ yếu thuộc khu vực nội thành trong khi thời gian thi công kéo dài nên những biến đổi về lượng mưa đã ảnh hưởng đến khả năng giảm ngập của cả 4 dự án.

Theo thạc sĩ Hồ Long Phi, Đại học Bách khoa TP.HCM, nếu cả 4 dự án chống ngập lớn hoàn thành trong 5 năm tới, dự báo cũng chỉ giảm được 50% số lượng điểm ngập. Lý do là lượng mưa tăng bất thường trong 20 năm trở lại đây đã làm hệ thống cống thoát nước đang xây dựng bị quá tải. Cụ thể hơn, nhìn nhận khách quan tại một dự án thì các yếu tố kỹ thuật về hệ thống cống thoát nước của dự án nạo vét lưu vực rộng 3.500ha của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mặc dù đang xây dựng với tổng vốn trên 200 triệu USD nhưng khả năng tiêu thoát nước của mạng lưới cống của dự án đã lạc hậu so với lượng mưa tăng cao bất thường gần đây. Vì vậy, ngay cả khi dự án hoàn thành đúng tiến độ thì diện tích vùng ngập vẫn còn đến 900ha nếu trời mưa to.

Đánh giá trên quy mô quy hoạch chống ngập cho toàn vùng trũng thấp của TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước, lại băn khoăn khả năng kết nối của 4 dự án chống ngập nội thành với đại dự án chống ngập phía Nam thành phố có vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng năm 2009.

Theo ông Công, nếu thực hiện dự án chống ngập vòng ngoài để bảo vệ khu vực TP.HCM và Long An thì phải cân nhắc những tác động nhiều mặt của dự án đến kinh tế, xã hội, giao thông thủy của cả vùng. Ngoài ra, có một thực tế cần lưu ý là TP.HCM cũng đã triển khai hàng loạt công trình và dự án hạ tầng đô thị. Nếu triển khai dự án đê bao ngăn nước thì phải chú ý đến việc lưu thông hàng hóa theo đường thủy từ TP.HCm về khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại; môi trường sống trong khu đê bao sẽ như thế nào khi mực nước phía ngoài đê cao hơn mực nước phía trong sẽ tác động đến việc thoát nước bẩn từ nội ô ra phía ngoài như hiện nay. Hơn thế nữa, nguồn nước thải từ Bình Dương, Tây Ninh đổ về sẽ được tính toán để tiêu thoát ra sao khi hệ thống đê bao vận hành.

Thi công không đúng làm ngập nước thêm

Nhiều chuyên gia chống ngập của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước lại cảnh báo về tình trạng thi công không đúng thiết kế kỹ thuật của một số dự án hạ tầng đã và đang làm tình trạng ngập nước thêm trầm trọng. Đó là việc nhiều đơn vị thi công đã phớt lờ cảnh báo khi đóng cọc che kín cống thoát nước, đắp đất bịt kín dòng chảy các kênh rạch hoặc đổ chất thải vào ống cống thoát nước đã xảy ra tại các dự án Đại lộ Đông Tây và dự án Cải thiện môi trường nước; dự án vệ sinh môi trường nước lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè; dự án cải tạo môi trường lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm. Nếu như những sai sót này chưa được khắc phục xong thì liệu dự án đê bao cho toàn khu vực trũng từ TP.HCM xuống Long An, liệu có phát huy được tác dụng hay càng làm cho tình trạng ngập nước khó giải quyết hơn?

Điều này cũng được ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ trong các hội nghị bàn về giải pháp chống ngập cho TP.HCM là phải tính toán và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để điều chỉnh cho phù hợp nhằm có được tuyến đê bao mang tính chất lâu dài, vĩnh cửu và kinh tế, không thể làm vì mục tiêu trước mắt để rồi vài chục năm sau phải làm lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật