Bộ GTVT rút ra kinh nghiệm gì khi hàng loạt lái xe dùng tiền lẻ qua BOT?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại diện Bộ GTVT cho biết, việc đặt trạm BOT được rà soát, điều chỉnh và cân nhắc rất kỹ càng. Người dân đi qua trạm thu phí phải mất tiền nên không ai muốn, nhưng vì thiếu tiền thực hiện dự nên vẫn phải làm. Quan điểm của Bộ GTVT là rút thời gian thu phí nhưng hiện tại sẽ ưu tiên giảm phí mà không giảm thời gian thu phí.
Bộ GTVT rút ra kinh nghiệm gì khi hàng loạt lái xe dùng tiền lẻ qua BOT?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì buổi họp. Ảnh: Thành An

Chiều 28.9, Bộ Giao thông Vận tải  (GTVT) đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ Quý  4 năm 2017.

Tại buổi họp báo, trước các câu hỏi liên quan đến việc quản lý, xây dựng BOT, ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, trách nhiệm liên quan đến BOT là của Bộ GTVT.

"Xác định về trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với BOT thuộc về Bộ GTVT. Những tồn tại bất cập trong thực hiện là về luật pháp. Trạm thu phí có những bất cập, người tham gia giao thông đi đoạn đường ngắn hay dài đều mất tiền như nhau, thậm chí người đi ở giữa thì không mất tiền".

Nói về trách nhiệm của các cá nhân trong sai sót quản lý, thực hiện vấn đề BOT, ông Đông cho hay: "Trách nhiệm cá nhân chắc chắn là có, chúng tôi sẽ rà soát và thông báo sau".

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT, sau hàng loạt vụ việc người dân phản đối việc đặt các trạm BOT, Bộ GTVT đã rút ra bài học kinh nghiệm.

"Đó là làm sao phải có hệ thống văn bản đồng bộ để dễ thực hiện. Việc thực hiện là theo đường lối chỉ đạo nhưng vấn đề thực hiện và quản lý thực hiện còn mới nên Bộ chưa có kinh nghiệm, chưa bao quát hết được các vấn đề, hệ thống văn bản chưa đầy đủ nên còn nhiều vướng mắc..." - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.

 

Người dân phản đối việc đặt trạm thu phí đên quốc lộ 5. Ảnh: Thành An

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, BOT là chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ, nhưng khi thực hiện lại xảy ra nhiều bất cập. Tính khả thi của BOT cơ bản chưa được xem xét kĩ. Vấn đề đánh giá tác động xã hội cũng vậy. Khi đánh giá lựa chọn nhà đầu tư thì giấy tờ tương đối đầy đủ nhưng đến khi thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề, đôi khi phải thay thế nhà đầu tư nên còn sai sót...

Trả lời báo chí trong họp, ông Nguyễn Danh Huy - Trưởng ban PPP cho biết, từ kết quả kiểm toán, hiện tại cơ bản đã quyết toán 26 dự án và trước năm 2017, quan điểm của Bộ GTVT là rút thời gian thu phí nhưng hiện tại sẽ ưu tiên giảm phí mà không giảm thời gian thu phí.

Liên quan tới các ý kiến đề nghị đặt lại hoặc mua lại trạm thu phí, ông Huy cho rằng vì nợ công cao, ngân sách không cân đối được mới phải làm BOT và cũng vì ngân sách khó khăn nên không thể tính tới phương án mua lại trạm BOT.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ VN  cho biết: Hiện nay, đơn vị đang rà soát lại để tiến hành giảm giá, giảm vùng ảnh hưởng của các trạm BOT.

Đến thời điểm này, Tổng cục đã đạt được sự thống nhất với 10 dự án và nhận được sự chấp thuận của Bộ GTVT, sẽ hoàn tất quá trình đàm phán trong tháng 10.2017 để báo cáo Bộ.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc đàm phán giảm phí BOT là cả một quá trình không đơn giản vì hợp đồng BOT là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước và chủ đầu tư nhưng có liên quan tới tổ chức tín dụng, tới các địa phương nên không phải mệnh lệnh hành chính, mà phải đàm phán.

Khi miễn giảm phí cho người dân sống quanh trạm thì phải có vai trò của địa phương vì chỉ địa phương mới xác định người của khu vực đó, sau đó xác định miễn giảm.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Đông nhấn mạnh: "Trước khi triển khai dự án, chúng tôi cần phải tham khảo cộng đồng một cách rộng rãi. Việc đặt trạm BOT phải rà soát và điều chỉnh dịch đi dịch lại cũng không dễ dàng. Với trách nhiệm của cơ quan phê duyệt, chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Khi làm, chúng tôi đã lấy ý kiến của địa phương và cả cơ quan, đại biểu Quốc hội. Đã đặt trạm thu phí thì phải mất tiền nên không ai muốn. Nhưng vì thiếu tiền nên chúng ta vẫn phải làm".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật