Tàu ngầm Mỹ mất tích không lời giải giữa Đại Tây Dương

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguyên nhân sự mất tích bí ẩn của tàu ngầm USS Scorpion và sự thật đằng sau thảm họa tàu ngầm này cho tới nay vẫn chưa có lời giải.
Tàu ngầm Mỹ mất tích không lời giải giữa Đại Tây Dương
Ảnh minh họa

Được đóng từ năm 1957 và đưa vào trang bị trong năm 1960, USS Corpion là một trong 6 tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Skipjack của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Lạnh. Nhưng USS Corpion lại có số phận kém may mắn hơn những người anh em của nó khi biến mất giữa lòng Đại Tây Dương vào tháng 5/1968 mang theo sinh mạng thủy thủ đoàn 99 người . Nguồn ảnh: Thenational.

 Tàu ngầm USS Scorpion được đóng từ năm 1957, tới năm 1959 thì được hạ thủy và gia nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1960. Nó có độ giãn nước tối đa 3000 tấn, tàu có chiều dài 76 mét, lườn rộng 9,7 mét và có độ mớm nước tối đa 9,1 mét. Nguồn ảnh: Cortney.

 Giống như các tàu ngầm lớp Skipjack khác USS Scorpion được biên chế đầy đủ 8 sĩ quan chỉ huy và 75 thủy thủ. Với nhiệm vụ chính là tuần tra, tác chiến chống ngầm trên vùng biển Đại Tây Dương và kẻ thù mà nó nhắm tới chính là các tàu ngầm Liên Xô vốn đang hoạt động mạnh ở khu vực vùng biển này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngày 27/5/1968, các gia đình của thủy thủ đoàn chiếc USS Scorpion đang mong đợi nó trở về sau 3 tháng công tác. Khoảng 1 giờ trưa khi không thấy nó xuất hiện mọi người bắt đầu lo lắng. Cũng tối hôm đó các kênh truyền thông của Mỹ đồng loạt đưa tin tàu ngầm USS Scorpion đã bị mất tích trên vùng biển Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Iblo.

Theo đó USS Scorpion gửi đi bản báo cáo cuối cùng của mình là vào ngày 20/5/1968 trước khi mất liên lạc hoàn toàn. Phải đến tháng 10 cùng năm Hải quân Mỹ mới xác định được vị trí của USS Scorpion ở độ sâu 3000 mét dưới mặt nước biển ở một khu vực không được công bố nằm ở phía tây nam quần đảo Azores trên Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Defence.

 Các kỹ thuật thời đó không thể trục vợt được xác của con tàu từ độ sâu 3000 mét nên mọi cuộc điều tra chỉ được thực hiện qua ảnh chụp của các tàu ngầm. Tới tận ngày nay, nguyên nhân tai nạn của con tàu này vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: USS Scorpion trước chuyến tuần tra cuối cùng của mình. Nguồn ảnh: Wiki.

 Các cuộc điều tra của Hải quân Mỹ được tiến hành từ năm 1968 ngay sau khi xác định được vị trí chìm tàu nhưng được giữ kín tới năm 1993 mới công bố. Với một giả thiết chính được phía Hải quân Mỹ đưa ra là quả ngư lôi được phóng đi từ tàu USS Scorpion đã quay trở lại đúng vị trí của tàu và đánh chìm nó. Nguồn ảnh: Wiki.

 Trước đó, vào năm 1970 có một giả thiết khác đã cho rằng các khối pin dự trữ điện của USS Scorpion đã bị nổ do sự cố và khiến con tàu này chìm ngay lập tức. Ảnh: Một phần của tàu USS Scorpion dưới độ sâu 3000 mét, ảnh chụp năm 1986. Nguồn ảnh: Wiki.

 Tuy nhiên, một nhận định khác lại cho rằng tàu ngầm USS Scorpion bị đánh chìm bởi một tàu ngầm Liên Xô để trả thù cho vụ tàu ngầm K-129 của Liên Xô bị đánh chìm trong cùng năm đó, phía Liên Xô cũng nghi ngờ do Mỹ là thủ phạm. Nguồn ảnh: Wiki.

 Giả thiết này được cho là khá hợp lý, nhất là trong nhiệm vụ cuối cùng của mình tàu USS Scorpion phải tới quần đảo Canaria để theo dõi một nhóm tàu Liên Xô đang có mặt tại đây. Trong nhóm tàu này của Liên Xô, có một tàu ngầm được trang bị ngư lôi chống ngầm. Nguồn ảnh: Global.

 Tuy có rất nhiều giả thiết đã được đưa ra nhưng tới nay, nguyên nhân chính xác tại sao USS Scorpion phải nằm lại dưới lòng đại dương vẫn là một ẩn số. Theo thông lệ hàng hải quốc tế, người ta sẽ không trục vớt chiếc tàu ngầm này lên mà sẽ giữ nguyên hiện trạng của nó, coi như nó là nơi an nghỉ cho 99 thành viên thủy thủ đoàn. Nguồn ảnh: Iblo.

 Năm 2012, theo một bài báo điều tra được đăng tải trên tờ báo Seattle Post-Intelligencer, có nhiều bằng chứng cho rằng Mỹ và Liên Xô đã thỏa thuận giữ kín miệng về vụ chìm tàu USS Scorpion. Điều này khiến thân nhân của những thủy thủ thiệt mạng hết sức bất mãn và đòi chính phủ công bố nguyên nhân chi tiết. Đáp lại, vẫn là sự im lặng tới từ cả Mỹ và Nga. Nguồn ảnh: Iblo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật