Kinh giới tiêu viêm, an thần, hạ sốt

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng.
Kinh giới tiêu viêm, an thần, hạ sốt
Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm

Kinh giới là cây rau gia vị rất phổ biến. Tuy nhiên ít người quan tâm đến công dụng chữa bệnh của kinh giới trong y học cổ truyền.

Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn lá kinh giới.

Mùa thu, người ta cắt cả cây đem thái ngắn phơi thật khô rồi bảo quản để dùng lâu dài. Hoa kinh giới có thể riêng. Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao đen. Hoa kinh giới sao đen sẽ có tác dụng chỉ huyết, thường được dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ.

Để điều trị phong tê thấp, kinh giới được kết hợp với nam tục đoạn, rễ có xước. Để điều trị cảm hàn: kinh giới kết hợp với quế, kiệu. Điều trị mề đay thì kinh giới kết hợp với kim ngân, sài đất, liên kiều. Nếu dùng ngoài người ta dùng kinh giới nấu nước để làm nước tắm chữa những bệnh ngoài da như: ngứa lở, eczema, chàm, zona, rôm sẩy... Ở nhiều vùng quê, chị em còn dùng kinh giới, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, lá sả, lá chanh nấu nước để làm nước gội đầu. Vừa sạch gàu, mượt tóc và có hương thơm. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có kinh giới.

Trị cảm: hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương. Các vị thuốc bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm cúm uống chừng 7 - 8 viên này. Dùng nước lá tre mà uống thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 - 4 viên.

Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng nước sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc).

Trị cúm: kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Trị thần kinh vai cổ đau do bị nhiễm lạnh: kinh giới 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 20g, thủ ô chế 16g, tế tân 6g, quế 10g, kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dị ứng, mẩn ngứa ngoài da: hoa kinh giới 12g, lá đơn đỏ 12g, hoa húng quế 12g. Sắc lấy nước uống.

viêm mũi dị ứng: hoa kinh giới 8g, hoa húng quế 8g, cây cứt lợn (hoa tím) 8g, lá cây cối xay 12g. Sắc uống chia 2 lần trong ngày.

Cảm lạnh (nhức đầu chảy nước mũi, hắt hơi): hoa kinh giới khô, bạch chỉ, 2 vị lượng bằng nhau tán nhỏ. Uống mỗi lần 4g với nước nóng cho ra mồ hôi.

Cháo kinh giới: kinh giới (cả cuộng lá bánh tẻ) 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Đem dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm chút dấm muối cho ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật