4 lý do giúp lượng sinh viên Việt tại New Zealand tăng hàng năm

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông John Laxon, GĐ Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông của Education New Zealand (ENZ) cho biết trong 8 tháng đầu năm, lượng sinh viên Việt Nam du học tại New Zealand tăng tới 88%.
4 lý do giúp lượng sinh viên Việt tại New Zealand tăng hàng năm
Ảnh minh họa

Bên cạnh thế mạnh nghiên cứu và chất lượng giảng dạy, 8 trường ĐH tại New Zealand còn có nhiều ngành thứ hạng cao, an toàn và môi trường nói tiếng Anh hoàn toàn.

Chất lượng thuộc 3% tốt nhất thế giới

New Zealand có 8 trường ĐH trên cả nước. Đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả trường ĐH thuộc 3% các trường tốt nhất thế giới (theo QS World University Rankings 2017). Trên bảng xếp hạng Universitas 21, hệ thống giáo dục ĐH của New Zealand cũng được đánh giá tốt thứ 7 thế giới.

8 trường ĐH đều thuộc công lập và được chính phủ giám sát chặt chẽ chất lượng giảng dạy. Danh sách này bao gồm: Auckland, AUT, Lincoln, Victoria Wellington, Massey, Waikato, Canterbury và Otago.

Tại đây, sinh viên có thể theo học 22 ngành học thuộc top 50 trên toàn thế giới (theo QS World University Rankings by Subject). Trong đó có các ngành nổi trội là nha khoa, kỹ sư dân dụng, giáo dục, luật, nông nghiệp.

Sở hữu khuôn viên, cảnh quan đẹp

Các trường ĐH của New Zealand nằm tại những vị trí trung tâm của thành phố. Khuôn viên sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp và cơ sở vật chất hỗ trợ tối đa việc học tập, tính sáng tạo của sinh viên.

Được thành lập vào năm 1869, Otago là trường ĐH lâu đời nhất tại New Zealand. Telegraph từng bình chọn đây là một trong những trường đại học đẹp nhất thế giới. Otago thừa hưởng toàn bộ nét đẹp của Dunedin khi khuôn viên trường chiếm tới 1/4 diện tích thành phố. Khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng đã góp phần tạo nên sức hút cho Otago.

Nằm trong danh sách này còn có ĐH Canterbury với những góc đẹp như tranh. Ngay khi vừa đặt chân đến trường Canterbury, sinh viên sẽ yêu thích ngay sự thoáng đãng, hệ thống đường nội bộ thông minh và quy củ.

Hay như ĐH Waikato có cơ sở Hamilton tại trung tâm đảo Bắc và cơ sở Tauranga tại vịnh Plenty. Cả 2 cơ sở này đều được ví như một “New Zealand thu nhỏ” với kiến trúc hiện đại, hài hòa, tiện nghi. Đi dạo trong khuôn viên trường, sinh viên có thể cảm nhận mọi thay đổi của cỏ cây, hồ nước, động vật… qua các mùa.

ĐH Waikato được đặt biệt danh là một “New Zealand thu nhỏ”.Đầu tư lớn cho nghiên cứu và ứng dụng

Mỗi năm các trường ĐH tại New Zealand chi tới 800 triệu NZD cho ngành nghiên cứu và phát triển. Trong đó, 31% được đầu tư vào các nghiên cứu mang tính ứng dụng. Các công trình nghiên cứu của sinh viên và giảng viên được thương mại hoá, mang lại khoản thu lên tới 500 triệu NZD, đóng góp vào 15% thu nhập của các trường. Từ đó, mỗi người sinh viên được mở rộng tầm nhìn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi lý thuyết mà thực sự được kết nối với ngành công nghiệp.

Đơn cử như ĐH Auckland, trường đã thành lập Auckland Uniservices Limited để kết nối các nhà nghiên cứu với doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ và cộng đồng. Trong 25 năm hoạt động, tổ chức này đã mang lại khoản doanh thu lớn và những cơ hội tốt cho đội ngũ nghiên cứu của trường.

Đặc quyền dành cho du học sinh

New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Quy chế Bảo trợ và Chăm sóc sinh viên quốc tế, bảo đảm quyền lợi, an toàn cho sinh viên. Quy chế này cũng nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. Do đó, sinh viên có thể yên tâm khi được chăm sóc và quan tâm đúng mức.

Các nghiên cứu sinh Tiến sĩ cũng được áp dụng chương trình đặc biệt với mức học phí ngang bằng với sinh viên bản địa (khoảng 7.000 NZD/năm). Vợ hoặc chồng của nghiên cứu sinh được phép làm việc toàn thời gian và con cái thì được miễn học phí từ cấp tiểu học với PTTH. Đây cũng là một điểm thu hút các nhân tài toàn thế giới đến lập nghiệp tại quốc gia này.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật