Công nghệ “não máy tính” giúp người bại liệt có thể soạn nhạc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tưởng tượng rằng bạn bị mắc các chứng bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh ALS giai đoạn cuối (còn gọi là bệnh Lou Gehrig) hay bị bại liệt hoàn toàn do chấn thương tủy sống.
Công nghệ “não máy tính” giúp người bại liệt có thể soạn nhạc
Ảnh minh họa

Bạn vẫn có những cảm xúc, ước mơ, suy nghĩ, song không có cách nào để thể hiện chúng. Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đã và đang thử nghiệm với giao diện não - máy tính (gọi tắt là BCI) để giúp người khuyết tật có thể giao tiếp chỉ bằng tâm trí của họ.

Trong những năm gần đây, công nghệ BCI đã cho người bệnh khả năng viết thư, gửi email, lướt mạng, điều khiển nhà thông minh cũng như di chuyển bằng xe lăn có động cơ. Đặc biệt hơn vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu tại Đức đã áp dụng công nghệ BCI để giúp bệnh nhân mắc chứng ALS lần đầu tiên vẽ nên một bức tranh chỉ bằng tâm trí, mở ra cánh cửa sáng tạo cho những nghệ sĩ bị bại liệt.

Và giờ đây, một nhóm kĩ sư thần kinh ở Áo đã thành công trong việc mở rộng tiềm năng nghệ thuật ở BCI bằng cách tạo nên chương trình soạn nhạc đầu tiên hoạt động chỉ bằng trí não. Một nhóm ngư‌ời tìn‌h nguyện khỏe mạnh đã được chọn cho cuộc thử nghiệm công nghệ này và đã đem lại nhiều thành quả đáng kể, họ đều có thể sao chép các giai điệu âm nhạc hay soạn ra các bản nhạc mới với độ chính xác đáng ngạc nhiên.

Ông Gernot Mueller-Putz, Trưởng nhóm phát minh - người đứng đầu viện Kỹ thuật Thần kinh thuộc Đại học Công nghệ Graz ở Áo, cho biết: Ông được truyền cảm hứng từ thành công của chương trình vẽ bằng tâm trí và niềm hạnh phúc mà nó đem đến cho những bệnh nhân ALS, trong đó nhiều người từng là nghệ sĩ trước khi bị mắc phải căn bệnh quái ác này.

Công nghệ mới nhất này khác với các giao diện não - máy tính khác ở điểm nó thực sự cho bạn chơi nhạc chỉ bằng tâm trí. Thay vì sử dụng sóng não để hiệu chỉnh các âm điệu, công nghệ này cho phép bạn thực hiện bất cứ hoạt động nào mà có thể thực thi chỉ bằng chuỗi các ký tự hoặc lệnh riêng lẻ, ví dụ như đánh vần từng chữ một hay lựa chọn kích cỡ của cọ vẽ và màu vẽ. Tương tự như vậy, theo như Mueller-Putz nghĩ, nó có thể sử dụng để lựa chọn các nốt nhạc theo cao độ và trường độ của chúng.

Công nghệ đằng sau BCI đã tồn tại từ khoảng 20 năm trước và dựa trên tín hiệu não mạnh đặc biệt có tên là P300. Các tín hiệu não được ghi lại bằng một điện não đồ đeo trên đầu. Bởi não của mỗi cá thể đều có sự khác nhau, nên hệ thống cần được hiệu chỉnh để có thể đọc tâm trí mỗi người một cách chính xác.

Các thí nghiệm ban đầu đã chứng minh rằng BCI dựa trên sóng não P300 có thể dùng cho việc soạn nhạc. Bước tiếp theo là thu nhận phản hồi từ những người khuyết tật dùng thử công nghệ này. Mục tiêu dài hạn mà Mueller-Putz đặt ra là chuyển hệ thống với kích cỡ máy tính xuống sao cho có thể vừa vặn với kích cỡ của smartphone.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật