Văn bằng do trường nước ngoài cấp như thế nào thì được Bộ GD-ĐT công nhận?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dư luận hiện đang quan tâm thông tin bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh do trường nước ngoài cấp nhưng không được Bộ GD-ĐT công nhận. Vậy văn bằng như thế nào thì mới là văn bằng được Bộ GD-ĐT công nhận?
Văn bằng do trường nước ngoài cấp như thế nào thì được Bộ GD-ĐT công nhận?
Theo Bộ GD-ĐT, đến tháng 12.2016, gần 14.500 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng và hầu hết được công nhận. Chỉ 365 hồ sơ không được công nhận, 531 hồ sơ thiếu thông tin để được công nhận

Chưa cấp phép cho chương trình đào tạo từ xa nào Theo một nguồn tin của Thanh Niên, sở dĩ văn bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh do Southern California University cấp năm 2006 không được Bộ GD-ĐT công nhận là do thời điểm ông Xuân Anh được cấp bằng, trường Southern California University (thực ra trước thời điểm 10.2007 trường này có tên là Southern California University for Professional Studies - SCUPS) chưa được kiểm định bởi bất kỳ một trung tâm kiểm định hợp pháp nào.

Trong khi đó, theo quy định của luật pháp Mỹ, văn bằng chỉ hợp pháp khi được cấp bởi một cơ sở đào tạo đã được một trong số những trung tâm kiểm định mà Bộ GD Mỹ USDE hoặc Hội đồng kiểm định giáo dục đại học CHEA đã công nhận.

Một số chuyên gia cũng nhận định rằng, căn cứ vào thông báo của Ủy ban kiểm tra, nếu ông Nguyễn Xuân Anh thực sự có học chương trình đào tiến sĩ của trường SCUPS thì cũng chỉ có thể học chương trình đào tạo từ xa, qua phương thức trực tuyến, do ông theo học trong thời gian ngắn (khoảng một năm), đồng thời vẫn sống và làm việc ở Việt Nam.

“Một chương trình đào tạo tiến sĩ tập trung của các trường đại học của Mỹ thường không dưới 4 năm”, một chuyên gia khẳng định.

Mẫu giấy công nhận văn bằng do Bộ GD-ĐT quy định Ảnh Quý Hiên chụp lại mẫu

Trong khi đó, một cán bộ lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, cho đến nay, Bộ GD-ĐT chưa hề cấp phép cho một chương trình đào tạo từ xa nào. Cũng trong hội thảo hồi tháng 3 mà chúng tôi nêu trên, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, từng chia sẻ một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác là việc công nhận tương đương văn bằng của các chương trình đào tạo trực tuyến đang rất đa dạng và chất lượng, tính nghiêm túc rất khó kiểm soát.

“Tất nhiên có những chương trình trực tuyến chất lượng tốt, không kém gì chất lượng các chương trình đào tạo truyền thống. Nhưng làm thế nào để chọn lọc, công nhận văn bằng, tránh thiệt thòi cho những người học các chương trình trực tuyến chất lượng này hiện đang là một câu hỏi khó. Chúng tôi rất muốn tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc này”, ông Ga nói.

Cũng trong hội thảo đó, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết: "Bộ cũng xác định là sẽ phải đối mặt với giáo dục từ xa. Vừa rồi, chúng tôi cũng đã tổ chức một hội thảo để bàn bạc vấn đề làm sao có bộ công cụ kiểm soát được chất lượng giáo dục từ xa. Khi đã có công cụ kiểm soát được rồi thì có thể chấp nhận dần dần văn bằng giáo dục từ xa. Khi chưa có công cụ thì phải có những hàng rào nhất định".

Theo ông Nghĩa, trong các văn bản hiện hành, Bộ cũng chưa đặt vấn đề không công nhận văn bằng đại học của giáo dục từ xa mà chỉ đưa ra các điều kiện, nghĩa là văn bằng từ xa chỉ được công nhận khi mà chương trình từ xa được Bộ GD-ĐT phê duyệt (tức là Bộ GD-ĐT kiểm soát được chương trình). "Hướng chính mà bây giờ chúng tôi đang làm là xây dựng công cụ kiểm soát chất lượng, mà dự kiến bắt đầu với tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo từ xa", ông Nghĩa nói.

Như vậy, kể cả với văn bằng do các trường đã được kiểm định (tức là đã được nhà nước nơi có trường cấp văn bằng công nhận là hợp pháp), nhưng nếu người học theo học chương trình đào tạo từ xa, thì Bộ GD-ĐT cũng không công nhận văn bằng mà người học được cấp là hợp pháp ở Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật