Còn một làng ở Hà Nội nhai trầu như... kẹo cao su

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bước chân vào làng Phú Lễ bắt gặp ngay những bức tường đá ong, mái nhà cổ..., du khách không khỏi ngỡ ngàng vì thấy ai cũng luôn miệng nhai một cái gì đó.
Còn một làng ở Hà Nội nhai trầu như... kẹo cao su
Mỗi nhà đều có một cái tráp sắt hoặc gỗ đựng trầu cau để mời khách
Nếu không có nụ cười lộ hàm răng và cái vuốt mép quen thuộc thì người lạ tưởng dân làng khoái nhai... kẹo cao su.
Miếng trầu là... đầu lộc cưới

Một làng quê với hơn 700 ngôi nhà ngói ta, nhà cao tầng cũng đã lố nhố vài căn nhưng Phú Lễ vẫn giữ được vẻ đơn sơ của làng quê Việt. Sân vườn mỗi nhà đều có vài cây cau và giàn trầu không xanh ngắt. Cụ Kiều Thị Nhiên vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa kể: “Năm nay tôi 82 tuổi, gần đất xa trời rồi nhưng vẫn nhớ như in cái ngày ông nhà tôi mang trầu cau đến hỏi tôi.

Theo tục lệ của làng, nhà trai mang đến nhà gái 1000 quả cau, 1000 lá trầu không. Sau đó nhà gái mang đi chia cho dân làng gọi là lộc cưới. Tục cưới ấy có từ xa xưa, chúng tôi phải theo và mỗi nhà luôn có giàn trầu, hơn chục cây cau để dành làm lễ ăn hỏi cho con cái. Tục ăn trầu cứ thế giữ đến ngày hôm nay”.

Cây cau, giàn trầu được nhân dân Phú Lễ trồng quanh nhà để dành làm đồ cưới hỏi cho con cháu. 

Trong ngày cưới, khi chú rể đón cô dâu về nhà chồng, thì đoàn rước dâu phải đi qua đình và chùa của làng để tạ lễ. Đồ lễ ngoài hoa quả thì trầu cau không thể thiếu. Những miếng trầu cau này sẽ mời các cụ tiên chỉ trong làng hoặc những vị chức sắc ở làng và người làng đi làm quan ở nơi khác. Miếng trầu được các cụ tiên chỉ ăn – tức đã đồng ý cho đôi bạn trẻ kết duyên lành, hạnh phúc trăm năm, con cái đầy nhà.

Những đôi vợ chồng ly dị và thì việc chia lộc những lần cưới sau… bằng trầu cau không có nữa. Trầu cau là thứ lễ kết duyên vợ chồng nên dân làng kiêng cái tai họa này, không ai muốn vợ chồng chia lìa đôi ngả.

Miếng trầu là… đầu học vấn

Nối tiếp tục xưa miếng trầu lộc dâng các cụ tiên chỉ trong làng, ở những ngày họp họ Đặng, Vũ, Kiều… sau khi trưởng họ hạ lễ liền trao những miếng trầu cho các cụ cao tuổi trước, sau đó người có học hàm, học vị, đỗ đại học dù ít tuổi cũng vinh dự được lộc.

“Ở làng Phú Lễ tính cho tới thời điểm hiện tại có 2 tiến sĩ, hơn 10 thạc sĩ trong tổng cộng 208 người có trình độ đại học trở lên” – thầy Kiều Quang Học, giáo viên trường THCS Đông Trúc cho biết. Thầy Học cũng nghe được lời động viên các cụ trong nhà phải học thật giỏi để được ăn trầu lộc của dòng họ. Đó là động lực để con em làng Phú Lễ chăm chỉ học hành và đạt nhiều thành tích.

Nhà thờ họ Đặng rợp bóng trầu cau
                                                    
hành hoàng làng có công gây dựng làng xã, dạy dân cách trồng lúa, dạy chữ Hán và chính ông (tên Xừ) cũng là người ăn trầu giỏi. Sau này, dân làng Phú Lễ có tục dâng tế trầu cau cho Thành hoàng làng mỗi dịp Tết đến, hội về.
 Em Kiều Văn Huấn, học sinh lớp 5 trường tiểu học Cần Kiệm thích nhai trầu như nhai kẹo cao su
 Từ xa xưa, Thành hoàng làng dạy dân cách chọn vợ kén chồng. Gái chọn trai hiền, học cao và có sức khỏe. Trai chọn gái đẹp phải có hàm răng đen. Thế mới có câu:

Trăm quan mua lấy miệng cười
Nghìn quan mua lấy con người răng đen

Người răng đen là người vẫn giữ được thuần phong mỹ tục, có hiểu biết, nết na, dịu dàng, chỉn chu trong công việc.

Miếng trầu có lúc trở thành thứ níu giữ hồn quê, làm cho những người con Phú Lễ mỗi khi đi xa nhớ về. Thầy giáo Kiều Quang Học kể, làng có anh Kiều Cao Khánh do “nghiện” trầu nên ngày sang Mỹ học tiến sĩ cũng mang một ít trầu cau theo ăn cho đỡ nhớ. Khi về làng, Kiều Cao Khánh kể lại: Hồn quê Phú Lễ là ở miếng trầu, tôi mang hồn quê mình sang bên đó.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật