Triều Tiên không có lý do gì để tấn công hạt nhân Nhật Bản?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một chuyên gia Nhật Bản cho rằng, mối đe dọa an ninh từ Bình Nhưỡng với Tokyo đang bị “thổi phồng“ và Triều Tiên không có lý do gì để tấn công hạt nhân trực tiếp nhằm vào Nhật Bản.
Triều Tiên không có lý do gì để tấn công hạt nhân Nhật Bản?
Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trên màn hình tivi tại Tokyo hồi tháng trước.

Trong bối cảnh, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể bùng nổ thành xung đột quân sự mà thậm chí là chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thể đưa ra giải pháp cụ thể để đối phó.

Đây chính là lý do hiện tại, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn duy trì liên lạc với tần suất chưa từng có với Tổng thống Donald Trump đồng thời ủng hộ giải pháp tấn công quân sự Triều Tiên trong trường hợp cần thiết của nhà lãnh đạo Mỹ.

Tờ Japan Times đã có cuộc phỏng vấn với 3 chuyên gia an ninh Nhật Bản về phương thức phản ứng của Tokyo trước mối đe dọa an ninh hiện thời từ Bình Nhưỡng. 

Ông Tsuneo Watanabe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Sasagawa ở Tokyo nhận định, sự phát triển trong thời gian gần đây của các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) do Triều Tiên chế tạo, thực sự không có nghĩa là mối đe dọa an ninh với Nhật Bản gia tăng. Bởi trong nhiều năm qua, Bình Nhưỡng đã phát triển hàng chục tên lửa đạn đạo tầm trung có thể trực tiếp tấn công Nhật Bản. Triều Tiên cũng hoàn toàn có thể sản xuất đầu đạn hạt nhân để tích hợp lên trên các tên lửa này.

Do đó, vấn đề đáng báo động với Nhật Bản hiện nay không nằm ở ICBM mà là sự thất bại trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng có thể khiến nhiều quốc gia và các nhóm khủ‌ng b‌ố trên thế giới theo đuổi phát triển các loại vũ khí hạt nhân bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế như Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) hoàn toàn bị sụp đổ. 

Bên cạnh đó, nếu Nhật Bản phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân, hành động này không khác gì là "t‌ּự sá‌ּt" bởi nó sẽ đặt dấu chấm hết cho hệ thống NPT, ông Watanabe nói thêm. 

Giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại viện Nghiên cứu chính sách ở Tokyo, ông Narushige Michishita lại cho rằng, mối đe dọa từ Triều Tiên đối với Nhật Bản đang bị "thổi phồng". 

Bởi theo ông Michishita, Bình Nhưỡng không có lý do gì để tấn công trực tiếp Nhật Bản trừ trường hợp chiến tranh lần thứ hai bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản hỗ trợ Mỹ tham gia cuộc chiến chống lại Bình Nhưỡng.

"Tôi cho rằng mối đe dọa từ Triều Tiên với Nhật Bản không hề gia tăng. Triều Tiên không coi Nhật Bản là kẻ thù nếu như Tokyo không cố gắng bảo vệ Hàn Quốc. Thực tế, Bình Nhưỡng muốn bình thường hóa quan hệ với Tokyo", ông Michishita chia sẻ.

Cũng theo ông Michishita, chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa thể xảy ra. Bởi hiện tại, dường như Triều Tiên chỉ muốn phô trương sức mạnh quân sự vượt trội trước Hàn Quốc.

Cả hai chuyên gia Watanabe và Michishita, thành công lớn của Thủ tướng Abe là giành được lòng tin từ Tổng thống Mỹ Trump. "Do đó, Mỹ sẽ không có bất cứ hành động đơn phương nào mà không tham vấn Nhật Bản", ông Michishita nhấn mạnh. 

Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 tới tỉnh Kochi hồi tháng Tám sau khi Triều Tiên cho phóng thử 2 ICBM. 

Trong khi đó, ông Kyoji Yanagisawa, cựu Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản lại đưa ra ý kiến hoàn toàn trái ngược với ông Watanabe và ông Michishita.

Cụ thể, theo bản hiến pháp hòa bình, Nhật Bản chỉ sử dụng vũ lực để phòng vệ. Nhưng với những sửa đổi mới trong hiến pháp và bộ luật an ninh mới, Thủ tướng Abe có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể để hỗ trợ Mỹ trong trường hợp sự "tồn tại" của Nhật Bản bị đe dọa.

Bên cạnh đó, ông Yanagisawa tin rằng Nhật Bản đã "chán" với giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng với Triều Tiên.

"Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân có bị ngăn chặn hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Nhật Bản không có vai trò gì và cũng không thể làm gì được", ông Yanagisawa nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật