Chân cầu 125 tuổi ở Sài Gòn bị nứt

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phần cầu thang dẫn tại chân cầu Mống - cầu thép nối quận 1 với quận 4 - bị nứt nhiều nơi.
Chân cầu 125 tuổi ở Sài Gòn bị nứt
Vết nứt tại bậc thềm dẫn lên cầu Mống. Ảnh: Sơn Hòa.

Người dân dạo chơi tại khu vực cầu Mống bắc qua kênh Bến Nghé - Tàu Hủ những ngày qua phát hiện nhiều vết nứt tại khu vực chân cầu. Có tổng cộng bốn vết nứt khá lớn xuất hiện tại bậc thềm dẫn lên cầu, tường đá, mặt giáp với đường Bến Vân Đồn (quận 4) và hành lang cây xanh ven kênh.

Trong đó, vết lớn nhất nằm tại bậc thềm số hai, dài khoảng 3 m, rộng 4-5 cm, hở bêtông. Tuy nhiên, sâu bên trong vết nứt khoảng năm cm 5 m không bị rêu bám như ngoài.

"Tôi thấy vết nứt đó hơn 3 tháng nay rồi. Ban đầu nó hở ít thôi, giờ thì to vậy đó. Từng có người đến trét xi măng khắc phục nhưng sau này vẫn nứt thêm đường mới", ông Hưng chuyên câu cá khu vực dưới chân cầu cho biết.

Khu vực chân cầu Mống có công trình thi công cống ngăn triều Bến Nghé (thuộc dự án giải quyết ngập do triều có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng).

Vết nứt phía đường Bến Vân Đồn. Ảnh: Sơn Hòa.

Trao đổi với Báo, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) cho biết đã cử người đi kiểm tra, ghi nhận hiện trạng.

"Cầu Mống được lắp nhiều năm, đơn vị chưa từng ghi nhận sự cố gì nhưng nay bị nứt chắc phải có tác động", ông Ninh nói.

Cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4 (đất Khánh Hội xưa). Cầu đậm nét phương Tây, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894.

Cầu dài 128 m, rộng 5,2 m, lề bộ hành rộng 0,5 m, xây bằng thép kiên cố. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, sơn xanh (ban đầu cầu có nước sơn màu đen). Hình dáng vòng cung giống cầu vồng nên người dân gọi tên là cầu Mống.

Cầu Mống có tuổi đời gần 125 năm ở Sài Gòn. Ảnh: Sơn Hòa

Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.

Hiện, cầu 125 tuổi đã được khôi phục dành cho người đi bộ, nơi chụp ảnh cưới, ngắm cảnh về đêm, đứng xem pháo hoa mỗi dịp lễ, tết của người dân Sài Gòn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật