Mật ong điên tạo cảm giác hưng phấn như cầ‌n s‌a

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mật của một loài ong khổng lồ cho cảm giác giống hệt cầ‌n s‌a, khiến những thợ săn sẵn sàng trèo lên vách đá Himalaya dốc đứng để thu hoạch.
Mật ong điên tạo cảm giác hưng phấn như cầ‌n s‌a
Thu hoạch mật ong điên là nghề vô cùng nguy hiểm. Ảnh: YouTube.

Ong mật khổng lồ Himalaya, loài ong mật lớn nhất thế giới, tạo ra một trong những loại mật ong được yêu thích nhất, theo Mother Nature Network. Loại mật ong này có tên gọi là mật ong điên, một hợp chất vị ngọt có thể tạo cảm giác phấn chấn như cầ‌n s‌a ở liều lượng thích hợp.

Mật ong điên ít được biết tới bởi sản phẩm này cực kỳ khó thu hoạch. Loài ong này xây những chiếc tổ hình bán nguyệt lớn trên vách đá dựng đứng thuộc dãy Himalaya, có thể khiến bất cứ ai chùn chân. Chúng cũng có thể đốt xuyên qua hầu hết các loại trang phục chuyên dụng của người nuôi ong, khiến việc lấy mật trở nên vô cùng nguy hiểm.

Thợ lấy mật ong phải liều mạng đu trên những chiếc thang dây kết từ cây tre ở độ cao cách mặt đất hàng trăm mét để khéo léo gỡ tổ ong ra khỏi vách đá, bất chấp những rủi ro mà họ phải đối mặt.

Đặc tính gây ảo giác của mật ong điên đến từ hợp chất trong các loài hoa mà ong ăn vào mùa xuân và mật ong cũng chỉ có thể khiến bạn phấn chấn vào khoảng thời gian này. Liều lượng thích hợp để cho cảm giác hưng phấn tương tự cầ‌n s‌a là 2-3 thìa, uống nhiều hơn có thể gây khó chịu cho c‌ơ th‌ể.

"Nếu dùng quá liều, bạn sẽ bị buồn nôn hoặc buồn tiểu. Sau đó, bạn sẽ chìm giữa ánh sáng và bóng tối. Lúc bạn có thể nhìn, lúc lại không thể. Một âm thanh giống như tiếng tổ ong vang lên trong đầu bạn. Bạn không thể di chuyển nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Tình trạng tê liệt kéo dài khoảng một ngày hoặc hơn", Jangi Kulung, một người buôn mật ong ở địa phương, giải thích.

Với mức giá 120-160 USD/kg trên thị trường chợ đen, loại mật ong quý hiếm này trở nên ngày càng khó bán hơn do tin đồn tiêu thụ quá liều có thể gây t‌ử von‌g. Nghề thu mật ong từng phổ biến với người dân Kulung ở phía đông Nepal có thể sẽ sớm biến mất khi cụ Mauli Dhan, thợ săn mật ong điên cuối cùng trong vùng, quyết định nghỉ hưu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật