Nói không với ‘bán giấy phép’ trong xuất bản

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 30 – 8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo TƯ phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác xuất bản 6 tháng đầu năm 2017.
Nói không với ‘bán giấy phép’ trong xuất bản
Ảnh minh họa

Ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các nhà xuất bản đã chủ động khai thác, xuất bản được nhiều ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhiều đối tượng bạn đọc. Nhiều xuất bản phẩm có nội dung tốt, có giá trị nhân văn được xuất bản như sách giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống, di sản, lịch sử của dân tộc …

Bên cạnh những tín hiệu tích cực thì trong 6 tháng đầu năm ngành xuất bản vẫn còn đó những hạn chế. Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành trong đó số lượng tên đề tài không được xác nhận đăng ký xuất bản lý do chủ yếu vẫn là sai thể loại; tóm tắt nội dung không rõ hoặc nội dung thông tin không chính xác. Một số cuốn sách không chỉ sai về nội dung mà còn thực hiện sai thể loại so với đăng ký xuất bản. Ví dụ như “Một cơn gió bụi”, “Đi tìm sự thật”… Mặc dù việc xác nhận đăng ký xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành luôn đảm bảo quy định, thậm chí được giải quyết nhanh hơn thời gian quy định nhưng một số nhà xuất bản vẫn đăng ký xuất bản khi chưa có bản thảo hoặc có chưa đọc bản thảo nên đã điền thông tin không đầy đủ, bị từ chối xác nhận đăng ký xuất bản. Hoặc điền thông tin không đúng đến việc sách được xuất bản có sự khác biệt với đăng ký xuất bản.

Mặc dù 6 tháng đầu năm 2017 số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung dù có giảm so với cùng kỳ năm 2016 nhưng vẫn tập trung ở một số nhóm. Cụ thể, nhiều xuất bản phẩm như nội dung không chính xác hoặc chưa kiểm chứng. Đây là nhóm vi phạm thường xuyên xảy ra và tồn tại trong nhiều năm nhưng chưa được các nhà xuất bản khắc phục triệt để, gây bức xúc trong dư luận hoặc bị khiếu kiện kéo dài. Ngoài ra, một số xuất bản phẩm có nội dung thô tục, phảm cảm… Việc để lọt nội dung trên thể hiện sự dễ dãi trong biên tập hoặc đọc duyệt nội bản thảo của NXB. Đặc biệt, theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành nội dung không khách quan hoặc không phù hợp thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số xuất bản phẩm vi phạm, trong đó chủ yếu là sách văn học, văn hóa – xã hội.

Đặc biệt, một số cuốn sách dù đã được tái bản nhiều lần nhưng vẫn để xảy ra sai phạm, ví dụ như cuốn “Miếng ngon Hà Nội”. So với đăng ký xuất bản, cuốn sách trên có thêm phần phụ lục có nội dung vi phạm nghiêm trọng Điều 10 Luật Xuất Bản. Chính vì tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của tác giả Vũ Bằng đã được xuất bản nhiều lần, ở nhiều nhà xuất bản khác nhau nên NXB Báo đã chủ quan không đọc kiểm tra lại nội dung trước khi nộp lưu chiểu. Bên cạnh đó, trong nội dung xuất bản vẫn còn những lỗi sai sót về câu chữ, nội dung và ảnh minh họa không phù hợp; chưa nộp lưu chiểu đã phát hành…

Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị, trong thời gian tới ngành Xuất bản cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm, tập chung nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, phải quản lý chặt chẽ hơn nữa quy trình liên kết; kiên quyết nói không với tình trạng “bán giấy phép”; chú ý hơn vào các dòng sách quan trọng, đặc biệt là sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phát triển triển kinh tế biển; đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, … 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật