‘Nước Mỹ hoàn toàn cam kết theo đuổi tự do thương mại’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát biểu bên lề hội nghị của APEC, trưởng SOM Mỹ khẳng định cam kết của Mỹ đối với tự do thương mại và đề cao vai trò của APEC trong xúc tiến thương mại bền vững.
‘Nước Mỹ hoàn toàn cam kết theo đuổi tự do thương mại’
Ảnh minh họa

"Nước Mỹ hoàn toàn cam kết theo đuổi tự do thương mại", Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Úc, New Zealand và Thái Bình Dương, trưởng SOM Mỹ Matthew J. Matthews trả lời Báo ngày 29/8 bên lề Hội nghị Quan chức Cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) APEC 2017.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vào các đối thoại kinh tế với Nhật Bản, Trung Quốc... Ở đây, tại APEC, chúng ta có 21 nền kinh tế cùng nhau hợp tác để tạo ra một hành lang cho thương mại tự do, rộng mở".

Đối với câu hỏi về xu hướng bảo hộ thương mại đang gia tăng gần đây trong chính quyền Mỹ, ông Matthews nói rằng điều đang thật sự diễn ra ở Mỹ là sự "xem xét lại" rất nghiêm túc đối với các hoạt động thương mại.

"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng các hiệp định thương mại phát huy tác dụng với tất cả mọi người. Tôi nghĩ điều chúng ta đang cần là một công cụ giúp nhìn rõ các hoạt động thương mại thiếu công bằng đang diễn ra ở đâu hoặc những biện pháp nào không mang lại hiệu quả thật sự, từ đó có thể giải quyết các vấn đề".

"Chúng ta cần một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người", trưởng SOM Mỹ nói với Báo .

Khi được hỏi liệu các tranh cãi với Trung Quốc và việc chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc "gian lận thương mại" có ảnh hưởng gì đến các thảo luận của APEC hay không, ông Matthews cho biết: "Chính xác thì chúng tôi ở đây để tham gia các cuộc thảo luận nhằm giải quyết vấn đề trên".

"Chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ thương mại to lớn với Trung Quốc. Một cách rất tự nhiên, những mối quan hệ thương mại ở quy mô lớn, rộng khắp sẽ phải có các vấn đề, nhưng chúng tôi có các biện pháp mang tính xây dựng, các cuộc đối thoại để giải quyết chúng", trưởng SOM Mỹ cho biết.

Ông từ chối trả lời câu hỏi liệu kế hoạch của Tổng thống Trump đến Việt Nam để dự tuần lễ APEC vào tháng 11 tới có gì thay đổi không.

Các đại biểu dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) lần thứ 3 tại TP. HCM hôm 29/8. Ảnh: Tùng Tin.

Hôm 14/8, Washington đã khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ. Đây được xem là phát súng đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump nhằm gây sức ép với Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được đề cập nhiều trong mùa bầu cử Mỹ năm ngoái. Ông Donald Trump, khi đó là ứng viên tổng thống, thường xuyên cáo buộc Trung Quốc phá giá thép, chỉ trích việc Mỹ chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Tình hình có phần lắng dịu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ hồi tháng 4. Đến tháng 5, hai nước đã đồng ý để Mỹ xuất khẩu thịt bò và khí đốt sang Trung Quốc và cho phép một số ngành dịch vụ tài chính mở rộng thị trường tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Kể từ đó, nỗ lực đàm phán nhằm lấp đầy thâm hụt thương mại song phương khoảng 340 tỷ USD đã mang lại một số kết quả nhỏ.

Tuy nhiên hồi giữa tháng 7, Tổng thống Trump lại lên án Trung Quốc "phá hủy ngành công nghiệp thép" của Mỹ, đồng thời cam kết sẽ chấm dứt tình trạng này, có thể bằng việc tăng cường các hàng rào thuế quan mang tính trừng phạt.

Steve Bannon, người từng là cố vấn thân cận của ông Trump và đứng sau nhiều chính sách vị tổng thống, từng cho rằng Mỹ "đang mắc kẹt trong chiến tranh kinh tế" với Trung Quốc. "Nếu chúng ta thua, trong vòng 5 năm, nhiều nhất là 10 năm, chúng ta sẽ tiến tới điểm mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể hồi phục được", ông Bannon nói trong cuộc phỏng vấn với báo American Prospect hôm 16/8.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật