Xung đột biên giới Trung - Ấn sắp có ngã rẽ mới?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 3/9 tới, nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sẽ nhóm họp do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì.
Xung đột biên giới Trung - Ấn sắp có ngã rẽ mới?
Xung đột biên giới Trung - Ấn sắp có ngã rẽ mới? (Trong ảnh một người lính Ấn Độ đứng gác tại biên giới với Trung Quốc).

Giới phân tích dự báo rằng đây có thể là cơ hội cho lãnh đạo của hai siêu cường hạt nhân Trung - Ấn gặp mặt nhằm giải quyết những căng thẳng biên giới giữa 2 nước.

Trong khi phía Trung Quốc cũng hối thúc Ấn Độ rút hơn 270 binh sĩ tiến vào khu vực tranh chấp.

Cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya đã kéo dài 3 tháng, và mặc dù cả hai bên vẫn chưa rút quân, có những hy vọng rằng vụ tranh chấp sẽ sớm được giải quyết.

Trung Quốc quả quyết rằng Ấn Độ trước tiên phải rút quân đội của mình như một điều kiện tiên quyết để tổ chức các cuộc đàm phán chính thức, nhưng dường như những cuộc đối thoại ngoài hành lang giữa hai bên đang được tiến hành.

“Có một số dấu hiệu cho thấy hai nước đang tham gia đối thoại ngoài và đàm phán ngoài hành lang để giải quyết vấn đề này”, Jeff Smith, giám đốc các chương trình an ninh châu Á của Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, một tổ chức nghiên cứ bảo thủ ở Washington, cho biết.

Ấn Độ và Trung Quốc có rất ít lí do để tiến hành chiến tranh lúc này, nhưng đó chính xác là những gì xảy ra vào những năm 1960. Các chuyên gia nhấn mạnh cuộc chiến tranh toàn diện hiện nay dường như rất khó xảy ra vì cái giá mà hai nước phải trả sẽ rất đắt.

"Điều này rất nghiêm trọng, khi xét đến mức độ hung hăng và xúc phạm của những tuyên bố xuất phát từ phía Trung Quốc”, nhà ngoại giao kỳ cựu của Ấn Độ Neelam Deo, giám đốc Gateway House, một tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại ở Mumbai cho biết. "Không có gì có thể bị loại trừ, nhưng khả năng của một cuộc xung đột quân sự thực sự không cao”.

Tranh chấp biên giới giữa hai nước liên quan đến một khu vực cao nguyên được gọi là Doklam ở phía tây dãy Himalaya. Xung đột bắt đầu khi quân đội Trung Quốc cố gắng xây dựng một con đường trong lãnh thổ của Bhutan, một đồng minh của Ấn Độ. Ấn Độ cũng mang lực lượng của mình đến để xây dựng một con đường quân sự và ngăn chặn binh sĩ từ Trung Quốc, những người có yêu sách lãnh thổ đối với Doklam.

Trong một diễn biến khác, đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump đã có một bài diễn văn, trong đó ông thảo luận chiến lược ở Afghanistan và Nam Á, và một trong những điểm ông nhấn mạnh là Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, cũng là "một đối tác an ninh và kinh tế then chốt của Mỹ”.

Mặc dù Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân, có lẽ nước này không đủ sức mạnh quân sự thông thường như Trung Quốc trong cuộc xung đột này, theo các chuyên gia phân tích quốc phòng.

Hiện không chắc chắn liệu Mỹ có tham gia giúp đỡ Ấn Độ về mặt quân sự nếu có một cuộc xung đột rộng lớn hơn hay không.

Các chuyên gia nói rằng chính quyền Trump có thể muốn tránh làm phiền lòng Bắc Kinh, đặc biệt là khi họ muốn Bắc Kinh giúp giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.

"Phản ứng của Mỹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thực tế", Smith cho biết. Các yếu tố sẽ bao gồm ai là người châm ngòi xung đột, nơi xung đột diễn ra và liệu xung đột chỉ xảy ra ở khu vực tranh chấp hay lan sang lãnh thổ Ấn Độ, ông nói.

Bắc Kinh được cho là đã cố gắng giải quyết tranh chấp bằng cách cung cấp tiền cho Bhutan, quốc gia có diện tích gần bằng Thụy Sĩ.

"Trung Quốc coi trọng hòa bình và lợi ích của những người vô tội ở cả hai bờ biên giới, đó là lý do tại sao Bắc Kinh vẫn kiên nhẫn khi đối mặt với sự lấn chiếm như vậy”, Tân Hoa Xã cho biết. "Trung Quốc chưa bao giờ khơi mào chiến tranh kể từ năm 1949 nhưng sẽ không chùn bước nếu một cuộc chiến tranh xảy ra đối với người dân".

Hai quốc gia này đại diện cho khoảng một phần ba dân số thế giới. Họ cũng có thương mại song phương trên 70 tỷ USD một năm, mặc dù đã giảm trong những năm gần đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật