Bắt tạm giam bác sĩ Công Lương: Các chuyên gia đầu ngành lên tiếng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước quyết định khởi tố, bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan đến vụ việc chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trên các diễn đàn của ngành y, các đồng nghiệp của bác sĩ Lương, nhiều người trong đó có những GS,TS đầu ngành đều cho rằng, bắt giam bác sĩ Lương dễ dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực.
Bắt tạm giam bác sĩ Công Lương: Các chuyên gia đầu ngành lên tiếng
Bác sỹ Hoàng Công Lương hôm bị bắt tạm giam.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm: “Tại sao em bị bắt?”

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc bệnh viện Nhi T.Ư, chuyên gia đầu ngành về Nhi khoa tại Việt Nam không giấu được cảm giác buồn đau. Ông chia sẻ: “Mấy hôm nay hình ảnh bác sĩ Lương bị áp giải giữa hai chiến sĩ công an cứ nhói mãi trong tim tôi. Khuôn mặt khôi ngô, phúc hậu có chút gì đó ngơ ngác của em làm dấy lên câu hỏi của rất nhiều cán bộ ngành Y: Tại sao em bị bắt?

Tôi thực sự không có đủ hết thông tin nhưng qua phân tích của các đồng nghiệp chuyên ngành hồi sức cho thấy, em không có tội. Em có liên quan nhưng có nhất thiết phải bắt giam, việc bắt giam em đang gây ra một hiệu ứng rất tiêu cực. Rất nhiều cán bộ y tế bị sốc nặng, chán nản, vì vậy sức khỏe của rất nhiều người bệnh cũng bị ảnh hưởng theo.

Những người có trách nhiệm chắc đang vô cùng cân nhắc, đắn đo khi ký quyết định điều trị, quyết định phẫu thuật cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn cho thầy thuốc, các bệnh nhân nặng có thể sẽ được chuyển lên tuyến trên thay vì  điều trị tại chỗ, mặc dù tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi trên đường vận chuyển, các thầy thuốc có thể sẽ né tránh những bệnh nhân nặng… Những phẫu thuật tạm thời nhưng an toàn cho thầy thuốc có thể sẽ được sử dụng thay cho các phẫu thuật triệt để quá nhiều nguy cơ”.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, cần làm đúng quy trình nhưng trong ngành y đôi khi cũng phải linh hoạt, bởi lẽ điều gì có thể xảy ra nếu bác sĩ ngoại chung có thể từ chối phẫu thuật cho một  bệnh nhi 15, 16 tuổi bị viêm ruột thừa hoặc chấn thương bụng đang chảy máu cấp chỉ vì không có chứng chỉ hành nghề ngoại Nhi hoặc không được cấp đặc quyền làm phẫu thuật Nhi.

GS Liêm nhấn mạnh, tính mạng người bệnh quan trọng hơn cả quy trình. Vì thế ông chia sẻ: “Mong các cơ quan Pháp Luật sẽ nhìn thấu tình hợp lý trong việc xử lý bác sĩ Lương để không ảnh hưởng đến tinh thần nhiệt huyết của nhiều cán bộ y tế cũng như sức khỏe của nhiều người bệnh”.

ĐBQH, GS.TS Nguyễn Anh Trí: “Bắt giam, tôi không đồng ý!”

GS.TS Nguyễn Anh Trí, đại biểu Quốc hội (ĐBQH), viện trưởng viện huyết học - Truyền máu T.Ư cho biết: “Việc khởi tố vụ án là cần thiết nhưng trường hợp nào bắt tạm giam thì đáng lẽ cơ quan điều tra cần cân nhắc. Bắt tạm giam đối với bác sĩ Hoàng Công Lương tôi không đồng ý, tôi cho rằng chưa thực sự tâm phục khẩu phục”. Theo GS Trí, luật quy định chỉ bắt tạm giam với những đối tượng gây ra tội phạm nghiêm trọng hay đối tượng có nguy cơ bỏ trốn, người gây án tiếp tục gây ra những nguy hiểm cho xã hội. Cả ba yếu tố này anh Lương hoàn toàn không có.

GS.TS Nguyễn Anh Trí cho rằng: “Bác sĩ Lương làm công việc chữa bệnh, còn thực hiện là cái máy chạy thận nhân tạo. Trong khi đó bảo hành, bảo dưỡng, tu sửa máy là đơn vị đến thực hiện từ chiều hôm trước. Thậm chí, sáng hôm sau, bộ phận này cũng có mặt, nếu nhận ra máy móc có vấn đề thì tại sao lại không kêu lên “tôi sục rửa chưa xong”, để đến bây giờ xảy ra sự cố lại đổ cho bác sĩ Lương”.

“Tôi đồng ý khởi tố nhưng tại sao lại bắt tạm giam mà không cho tại ngoại để điều tra. Một người có nhân thân tốt như vậy, một cán bộ tốt như vậy và một cán bộ y tế rất cần thiết sự bình yên, bình tâm để khám chữa bệnh lại ra một quyết định nặng như vậy? Giả sử có vi phạm thì theo tôi cũng là lỗi không cố ý”, GS Trí nhấn mạnh.

ĐBQH, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: “Trách nhiệm người đứng đầu ở đâu?”

Trước việc đồng nghiệp trẻ bị bắt tạm giam liên quan sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, ĐBQH, Giám đốc Trung tâm Tim mạch (bệnh viện Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: “Từ hôm khởi tố và tạm giam 3 người trong vụ việc chết người tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, tôi không ngừng nghĩ đến đôi mắt của Lương. Trên phương diện là người đồng nghiệp tất nhiên tất cả chúng tôi đều rất thương em. Nhưng chúng ta cũng cần biết luật pháp phải nghiêm minh, mọi người đều bình đẳng trước Pháp Luật.

Theo tìm hiểu tôi được biết, là người phụ trách chuyên môn đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ Hoàng Công Lương đã trực tiếp ký giấy đề xuất sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hệ thống nước lọc RO2 và RO mini để phục vụ tốt cho việc chạy thận nhân tạo.

Trong ngày 28/5/2017, hệ thống RO được sửa và thông báo qua điện thoại là xong hoàn chỉnh, nhưng chưa có biên bản bàn giao. Sáng 29/5, sau khi xem các điều dưỡng viên kiểm tra thấy máy chạy tốt, bác sĩ Lương đã ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân”.

TS Hiếu nhấn mạnh: “Vấn đề cần bàn nhất ở đây là trách nhiệm người đứng đầu. Bởi lẽ bác sĩ Lương là người đứng đầu đơn nguyên thận nhân tạo và anh đã phải chịu trách nhiệm một cách không thể buồn hơn là rơi vào vòng lao lý. Vậy trách nhiệm của những người đứng đầu khác ở đâu trong câu chuyện rất đáng buồn này. 

Tôi xin đề cập đến các vị đứng đầu khác có liên quan trực tiếp đến thảm hoạ này. Đầu tiên là giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ông phải là người chịu trách nhiệm chính trong các quy trình vận hành máy móc của bệnh viện do mình trực tiếp quản lý, ông phải trả lời được câu hỏi ai thay mặt ban lãnh đạo bệnh viện đồng ý cho Công ty Trâm Anh làm việc bảo trì máy móc trong khi hợp đồng ký với Công ty Thiên Sơn.

Xem Video: Tai biến chạy thận ở Hòa Bình: Người nhà nạn nhân nói gì?

//

Vị đứng đầu thứ 2 là chủ Công ty Thiên Sơn, một công ty tham gia vào lĩnh vực y tế không chỉ một thời gian ngắn mà có bề dày hoạt động rất nhiều năm. Liệu ông hoặc các ông nghĩ gì khi “bán” trách nhiệm của mình cho Công ty Trâm Anh, một công ty không đủ khả năng trong việc vận hành máy móc do chính công ty ông lắp đặt. Vị đứng đầu thứ 3 chính là các lãnh đạo ngành y tế khi đưa ra các quy trình vận hành các thiết bị y khoa”.

Về vấn đề này, TS Hiếu phân tích, người trực tiếp vận hành chạy máy thận nhân tạo là các bác sĩ trong khi các bộ phận bảo đảm an toàn về mặt kỹ thuật lại là các công ty do ban lãnh đạo bệnh viện lựa chọn. Những thầy thuốc cần bắt buộc kiểm tra chất lượng máy móc ở những khâu nào?  Bằng phương tiện kỹ thuật nào? Theo văn bản nào? Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu rõ ràng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn người bệnh ở nước ta đang có vấn đề.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, người lãnh đạo cuối cùng phải chịu trách nhiệm ở đây là những người đứng đầu các cơ quan tố tụng Hình Sự, họ cần hiểu được sự khác biệt giữa môi trường y tế và các vụ án Hình Sự khác.

“Tất cả các bác sĩ chúng tôi luôn mong muốn bệnh nhân được chữa bệnh thành công, muốn công việc hàng ngày được thuận lợi nhưng trước áp lực của hàng trăm quyết định trong mỗi ngày làm việc, chúng tôi sẽ có những sai số. Những sai số ấy trong ngành chúng tôi dù rất nhỏ nhưng sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng thậm chí không gì bù đắp nổi. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình nhưng chính các vị cũng phải chịu trách nhiệm khi khép lại tương lai của một bác sĩ trẻ”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7414
  1. Ông Trương Quý Dương có thể sẽ làm chuyên viên tại BV ĐK Hòa Bình
  2. Giám đốc bệnh viện Hòa Bình bị đề nghị cách chức sau tai biến 18 người chạy thận
  3. Vụ 8 người chạy thận tử vong: Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình xin từ chức
  4. Vụ chạy thận 8 người tử vong: Lộ nhiều bản hợp đồng “có vấn đề”
  5. Kết quả điều tra của công an vụ 8 người chạy thận tử vong ở Hòa Bình
  6. Vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong: Công ty xử lý nước thải súc rửa... máy chạy thận
  7. Vụ tử vong chạy thận: Ớn lạnh đơn nguyên thận nhân tạo sau khi tháo dỡ niêm phong
  8. Bác sỹ Lương được tại ngoại: ‘Chúng tôi cũng giảm được áp lực’
  9. Vụ phó Bộ Y tế chia sẻ về việc BS Hoàng Công Lương được tại ngoại
  10. 8 người chết ở Hòa Bình: Vì sao có chất cực độc trong nước chạy thận?
  11. Tai biến 8 người tử vong: Tìm thấy hoá chất cực độc trong nước chạy thận
  12. Công an Hòa Bình phản hồi kiến nghị cho bác sĩ Lương tại ngoại
  13. Có thể khởi tố thêm nhiều người vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong
  14. Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình lần thứ hai bị đình chỉ công tác
  15. Vụ chạy thận 8 người chết: Hé lộ sai phạm của 3 bị can
  16. 8 người chết ở Hoà Bình: Thiên Sơn cung cấp dịch lọc thận cho 3 BV
  17. 8 người chết khi chạy thận: Triệu tập Giám đốc 1 công ty ở Bắc Ninh
  18. Sự cố chạy thận 8 người chết: Nguồn nước RO chưa kiểm định
  19. Sở Y tế nói gì về việc đình chỉ Giám đốc bệnh viện Hòa Bình
  20. Nghi ngờ sự bất thường của nguồn nước RO trong vụ 8 người tử vong
  21. Kết luận ban đầu nguyên nhân tai biến chạy thận Hòa Bình là do nguồn nước
Video và Bài nổi bật