Trung Quốc và láng giềng: ai đe dọa ai?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc hàng loạt quốc gia láng giềng như Thái Lan, Kyrgyzstan, Triều Tiên… rối loạn khiến an ninh quốc gia Trung Quốc bị đe dọa và ngược lại, Trung Quốc cũng là nhân tố gây bất ổn khu vực.
Trung Quốc và láng giềng: ai đe dọa ai?
Kyrgyzstan chưa yên tĩnh hoàn toàn.

Láng giềng đe dọa Trung Quốc...

Hồi đầu tháng 4, các cuộc biểu tình rầm rộ tại Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan cùng nhiều thành phố dẫn tới tình trạng rối loạn, B.L tràn lan trên đường phố…và kết quả là Chính phủ của ông Kurmanbek Bakiyev bị lật đổ.

Thay vào đó, Chính phủ lâm thời của bà Roza Otunbayeva được thành lập nhưng tới nay chưa thể kiểm soát được toàn bộ tình hình.

Đi xuống phía Tây Nam Trung Quốc, người ta lại gặp sự rối loạn khác: bọn khủ‌ng b‌ố tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu ở Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, tạo cớ cho Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực.

Ở phía Nam, Thái Lan vẫn chìm trong bất ổn chính trị, tiếp tục bị giằng xé giữa một bên là phe ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và phe đối lập. Ngay cạnh đó, Chính phủ Myanmar đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các nhóm vũ trang thiểu số tại miền Bắc, dọn đường cho tổng tuyển cử.

Khủng hoảng chính trị Thái Lan chưa biết bao giờ sẽ kết thúc.


Điểm qua một số quốc gia láng giềng đang trong tình trạng bất ổn, dễ thấy họ nằm ở những khu vực khác nhau, có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn có thể chia họ thành ba nhóm.

Thứ nhất là các quốc gia mà phương Tây gọi là “dân chủ” như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ…nơi các bất ổn chính trị diễn ra tạm thời và có thể kiểm soát được.

Thứ hai là bất ổn chính trị tại các “quốc gia đang chuyển đổi cơ cấu” như nhiều nước từng thuộc Liên Xô. Tại đây, nạn tham nhũng tràn lan, Chính phủ hoạt động thiếu hiệu quả, thường xảy ra đảo chính trong quá trình chuyển đổi, trở thành “chiến trường” của các hào phú và lực lượng vũ trang.

Cuối cùng là các quốc gia có hệ thống chính trị "mong manh" như Iraq, Afghanistan, Pakistan, Myanmar và Triều Tiên, những quốc gia bị phương Tây coi là “có vấn đề” nhưng có vị trí địa chiến lược quan trọng.

Pakistan thường xảy ra khủ‌ng b‌ố.

Theo nhà nghiên cứu Chen Xiangyang, có nhiều kiểu bất ổn xung quanh Trung Quốc nhưng tựu chung lại, chúng đều bắt nguồn chủ yếu từ các nguyên nhân nội tại.

Lấy Thái Lan làm ví dụ. Nền chính trị nước này bị rơi vào tình trạng “đa cực và tiến thoái lưỡng nan”. Họ rơi vào ngõ cụt bởi không thể giải quyết được cuộc chiến giữa hai phe đối lập và có nhiều sức mạnh nhất đất nước. Ngoài ra, việc bất bình đẳng về kinh tế, nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, cũng là nguyên nhân lớn dẫn tới bất ổn chính trị; khi mà phe “có tất cả” (giàu có) và phe “không có gì” (nghèo đói) đấu tranh bằng nhiều hình thức, kể cả B.L như những gì vừa diễn ra tại Kyrgyztan.

Ngoài hai nguyên nhân trên, sự rối loạn chính trị tại nhiều quốc gia quanh Trung Quốc còn bắt nguồn từ chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố quốc tế, từ bọn cực đoan, những kẻ ly khai thiểu số; cũng như sự can thiệp của nhiều quốc gia phương Tây, nổi bật là Mỹ, vào công việc nội bộ các quốc gia này.

Việc hàng loạt quốc gia láng giềng như Thái Lan, Kyrgyzstan, Triều Tiên… rối loạn khiến an ninh quốc gia Trung Quốc bị đe dọa. Dễ thấy nhất là tình trạng trên khiến các vùng biên của Trung Quốc bị ảnh hưởng, an ninh bị đe dọa. Ngoài ra, tình trạng bất ổn còn tạo điều kiện cho các cường quốc phương Tây tranh thủ cơ hội, áp sát biên giới Trung Quốc.

Với danh nghĩa chống khủ‌ng b‌ố, Mỹ đưa quân ồ ạt vào Afghanistan.

... hay Trung Quốc đe dọa láng giềng?

Trong khi nhà nghiên cứu Chen Xiangyang nhận định an ninh Trung Quốc bị đe dọa bởi tình trạng rối loạn tại một số quốc gia láng giềng, nhiều nhà phân tích lại coi Trung Quốc chính là yếu tố gây bất ổn trong khu vực và thế giới, nhất là khi nước này liên tục tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân cũng như có nhiều hành động vi phạm chủ quyền nước khác.

Đơn cử như chỉ với việc đóng tàu sân bay, Trung Quốc khiến an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương “chao đảo”. Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead  khẳng định, hàng không mẫu hạm của Trung Quốc khiến nhiều nước láng giềng lo lắng, vì Bắc Kinh không tuyên bố mục đích của nó là gì ngoài việc khẳng định đây đơn thuần là hành động gia tăng sức mạnh hải quân và không đe dọa các nước khác.

Hãng AP dẫn lời nhà phân tích quốc phòng John Pike, hàng không mẫu hạm làm gia tăng nguy cơ xung đột trên biển giữa các cường quốc quân sự trong khu vực, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Thậm chí, nó còn đẩy khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua vũ trang.

Hải quân Trung Quốc khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh minh họa.

Chưa dừng lại ở việc gây mất ổn định an ninh qua việc tăng đầu tư cho quân đội, Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động gây bất ổn, mà điển hình là nhiều lần cử tàu ngư chính tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; hay như việc Trung Quốc hôm 3/5 cử tàu Hải Giám 51 truy đuổi tàu Shoho Nhật Bản trong khu vực Tokyo tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ. 

Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều hành động gây bất ổn khác tới mức cựu lãnh đạo của Singapore là ông Lý Quang Diệu phải kêu gọi Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực nhằm ổn định an ninh khu vực.

Và bản thân Thiếu tướng quân đội Trung Quốc là Yang Yi cũng tự tin khẳng định, hiện chỉ có Mỹ mới đủ sức đe dọa lợi ích, an ninh quốc gia Trung Quốc một cách toàn diện. Nhật Bản chưa đủ sức mạnh, Ấn Độ thì còn yếu, lo ngại chứ chưa nói chuyện thách thức Trung Quốc, còn Moscow không có động cơ đối kháng Bắc Kinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật