Vụ ‘từ mặt’ Qatar: Cắt đứt thì dễ, hàn gắn mới khó

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại sứ Việt Nam tại Iran cho biết cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông có thể khiến khu vực này thêm phức tạp và ảnh hưởng tới cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố.
Vụ ‘từ mặt’ Qatar: Cắt đứt thì dễ, hàn gắn mới khó
Ảnh minh họa

Ngày 5/6, 7 quốc gia, trong đó bao gồm các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) như Saudi Arabia, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Đây được coi là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Trung Đông trong nhiều năm gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh và kinh tế của khu vực cũng như toàn thế giới. 

Trao đổi với Báo , Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch khẳng định cuộc khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết khi các nước kiềm chế và cùng tìm ra tiếng nói chung.

- Theo đại sứ, nguyên nhân nào khiến 7 quốc gia đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar?

-Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng ThạchTheo tuyên bố chính thức của Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Yemen, Libya và Maldives, nguyên nhân cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là bởi quốc gia này hỗ trợ cho các hoạt động khủ‌ng b‌ố và cực đoan ở khu vực. Tất nhiên, Qatar bác bỏ điều đó. Cáo buộc nói trên là nỗ lực bắt Doha chấp nhận sự bảo trợ của các nước này.

Nhiều người đặt câu hỏi nếu Qatar hỗ trợ cho khủ‌ng b‌ố và cực đoan, giọt nước tràn ly để một số nước vùng Vịnh đi đến quyết định cắt đứt quan hệ là gì? Điều này chưa có câu trả lời rõ ràng.

Khoảng hai tuần trước, cơ quan thông tấn Qatar đăng tải bình luận của Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani về chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo đó, chuyến thăm được xem là nỗ lực làm gia tăng căng thẳng quan hệ giữa Iran và các nước vùng Vịnh. Chính phủ Qatar đã gỡ bài báo và khẳng định hãng thông tấn của nước này bị tấn công.

Các nước vùng Vịnh không chấp nhận lời giải thích. Thật đáng tiếc nếu đây là giọt nước tràn ly đẩy sự việc tới mức độ căng thẳng như hiện nay. bình luận của Quốc vương Qatar có thể không làm hài lòng một số nước, nhưng bản thân nó không mang lại bất ổn cho Trung Đông. Thậm chí đó có thể là nỗ lực nhằm xoa dịu sự căng thẳng không đáng có giữa các nước vùng Vịnh với Iran từ cuối năm 2015 đến nay.  

- Ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng cũng như sức ảnh hưởng của khủng hoảng ngoại giao này?

- Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Trung Đông đang tồn tại nhiều vấn đề. Cuộc khủng hoảng này khiến tình hình khu vực thêm phức tạp. Chắc chắn tất cả các nước liên quan đều bị ảnh hưởng. Không chỉ Qatar là một nước phụ thuộc nhiều vào cung cấp hàng hoá từ các nước vùng Vịnh mà cả các nước vùng Vịnh cũng có nhiều công dân làm việc ở Qatar, đặc biệt là Ai Cập.

Nếu vẫn tiếp tục bị các nước vùng Vịnh cô lập, Qatar có thể sẽ bắt tay chặt hơn với Iran, ít nhất là để giải quyết các khó khăn về hàng nhu yếu phẩm. Qatar hầu như không thể tự sản xuất các mặt hàng này mà nhập khẩu chủ yếu từ các nước vùng Vịnh. Như vậy hố ngăn cách sẽ càng ngày càng rộng.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, kiềm chế và cố gắng tìm ra tiếng nói chung chính là con đường duy nhất.

Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch. Ảnh: NVCC

- Theo ông, cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài bao lâu?

- Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Rất khó để khẳng định điều đó. Ngày 6/6, Qatar đã bày tỏ mong muốn Kuwait làm trung gian hòa giải với các nước Arab. Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cũng cho biết nước này sẵn sàng hòa giải với Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Yemen, Libya và Maldives. Vẫn chưa thể nói trước kết quả của động thái này.

Một điều rất rõ là cắt đứt quan hệ thì dễ nhưng hàn gắn quan hệ bao giờ cũng khó khăn. Chúng ta chỉ có thể hy vọng mà thôi.

Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani. Ảnh: Reuters.Vai trò của Mỹ

-  Cuộc khủng hoảng ngoại giao này ảnh hưởng như thế nào đến chính sách và vai trò của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố?

- Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định căng thẳng trong quan hệ giữa Qatar và các nước vùng Vịnh không ảnh hưởng đến cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố của Mỹ.

Tuy nhiên, Qatar là nơi đặt Sở chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Trung tâm của quân đội Mỹ. Đây cũng là nơi 11.000 binh lính Mỹ đang đóng quân để tham gia cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố. Hoạt động của các lực lượng này cũng có thể bị ảnh hưởng dù không nhiều.

-  Ông đánh giá như thế nào về chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Trung Đông trong hơn 5 tháng qua?

- Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Về quan hệ giữa Iran với các nước vùng Vịnh, nhiều nhà bình luận cho rằng Mỹ đang liên minh với Hồi giáo Sunni để chống lại Iran. Nếu đây thực sự là chính sách của Mỹ đối với mối quan hệ phức tạp giữa Iran và các nước vùng Vịnh, tình hình khu vực sẽ thêm phức tạp.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem, làm cả thế giới lo lắng. Nếu xảy ra, việc này chắc chắn sẽ khiến xung đột Israel - Palestine càng thêm căng thẳng. Tới nay, chúng ta có thể tạm thở phào khi Mỹ tạm ngừng thực hiện quyết định này. Trong chuyến thăm Trung Đông vừa rồi, Tổng thống Mỹ tỏ ra cân bằng khi gặp cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv và lãnh đạo chính quyền Palestine Mahmoud Abbas tại Bethlehem.

Về vấn đề Syria, khi vận động tranh cử tổng thống, ứng viên Donald Trump làm cho giới quan sát ngạc nhiên khi tuyên bố sẽ liên minh với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Nga để tiêu diệt IS. Điều đó đã không diễn ra. Ngược lại, tháng 4 vừa qua, Mỹ dùng tên lửa tấn công sân bay quân sự của Syria sau khi có tin chưa được kiểm chứng là chính phủ Syria dùng vũ khí hoá học ở phía Bắc tỉnh Idlib.

- Theo ông, việc Saudi Arabia và Mỹ ký hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hàng trăm tỷ USD trong chuyến công du vừa rồi của ông Trump có ảnh hưởng gì tới tình hình khu vực?

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump với thông tin về hợp đồng mua sắm vũ khí hàng trăm tỷ USD được k‎ý kết, cuộc đấu khẩu giữa Saudi Arabia và Iran xuất hiện. Hoàng tử kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Mohammed bin Salman al-Saud khi đó tuyên bố sẽ mang chiến tranh tới Iran. Ngay sau đó, Tehran cũng có những đáp trả tương tự.

Việc Saudi Arabia mua hàng trăm tỷ USD vũ khí từ Mỹ làm nhiều người không khỏi lo ngại số vũ khí này sẽ được dùng ở Yemen, dù Yemen là quốc gia ít được nhắc tới trong các bài phát biểu về chính sách Trung Đông của chính quyền mới ở Mỹ.

Điều này có thể khiến cuộc chiến ở đây càng tồi tệ hơn, đặc biệt đối với người dân. Chắc chắn vũ khí không giải quyết được bất đồng trong khu vực mà chỉ càng làm các xung đột thêm căng thẳng.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật