Hà Nội đảm bảo an toàn cho hành lang đê điều

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, hiện hệ thống đê điều Hà Nội nằm trong chương trình đảm bảo việc chống lũ theo định mức thiết kế.
Hà Nội đảm bảo an toàn cho hành lang đê điều
Ảnh minh họa

Tuy nhiên,một số đê trọng điểm và điểm xung yếucần phải triển khai phương án xử lý cấp bách. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã lên phương án cụ thể để phòng trường hợp thời tiết bất thường gây ra diễn biến bất lợi.
Cũng theo ông Thịnh, việc sạt lở ở xóm Giữa, thôn Thịnh Thôn là 1 trong 4 điểm sạt lở tại huyện Ba Vì đã sạt lở thời điểm cuối 2015 và mùa mưa bão 2016.

Hiện UBND thành phố cho xử lý cấp bách nhưng đang vướng bởi văn bản về quy định trình tự, thủ tục. Hy vọng với sự chỉ đạo sát sao của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ hoàn thành thủ tục đầu tư và triển khai sớm để ít nhất có thể đưa vào chống lũ năm 2017.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng vừa kiểm tra sự cố sạt lở tầng phủ chân đê hạ lưu từ K78+910 đến K79+880 đê hữu Hồng, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Đây là một trong những sự cố nguy hiểm ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão ở địa phương này.
Qua kiểm tra hiện trường, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội phát hiện, vị trí sạt lở tương ứng từ K78+910 đến K79+880 hạ lưu đê hữu Hồng, xã Tứ Hiệp. Cụ thể, chiều dài khu vực sạt lở khoảng 970m, rộng từ 5 đến 10m, lở đứng thành, chênh cao khoảng 1,8m; có vị trí sạt lở đã sát vào đường hành lang chân đê.

Đặc biệt, có 2 vị trí sạt lở sát vào chân đê (đoạn từ K78+910 đến K79+280 chưa có đường hành lang chân đê) tương ứng tại K79 dài 40m và tương ứng tại K79+100 dài 50m và có xu thế tiếp tục sạt lở.
Hiện nay, Hà Nội đã phê duyệt có 31 sự cố đê điều nghiêm trọng cần xử lý và 16 sự cố nhỏ tiếp tục được theo dõi. Để đảm bảo an toàn cho hành lang đê cũng như cho người dân trong mùa mưa bão 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ chứa, công trình thủy lợi, xác định các trọng điểm, các điểm xung yếu, kiểm kê vật tư dự trữ tại các kho và trên các tuyến đê thuộc thành phố quản lý.
Đồng thời, lên phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, tu sửa các công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
Ngoài ra, Hà Nội cũng kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp và bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện đảm bảo để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”; tổ chức tập huấn, hiệp đồng, thực hành triển khai các phương án xử lý sự cố do thiên tai gây ra.
Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ theo dõi tổ chức thông báo cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 47 sự cố về đê điều; trong đó, 9 sự cố về kè trên địa bàn huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên; 15 sự cố về đê trên địa bàn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Oai, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, quận Hà Đông, Thanh Trì;

23 sự cố sạt lở bờ sông trên địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, các huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Mỹ Đức./

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật