Mổ ruột thừa, phải chạy 4 bệnh viện!

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh nhân bị đau ruột thừa cấp, dù ở ngay trung tâm thành phố nhưng mất đến gần 5 giờ đồng hồ sau mới được mổ, vì phải chạy tới chạy lui qua nhiều bệnh viện (BV)!
Mổ ruột thừa, phải chạy 4 bệnh viện!
Trầy trật qua 4 bệnh viện, em Phạm Trần Thanh Tùng mới được mổ - Ảnh: Nghĩa Phạm

Nơi nào cũng không nhận

Đó là trường hợp của em Phạm Trần Thanh Tùng, con của anh Phạm Hải Quân (nhà ở đường Nguyễn Thiện Thuật, Q.3, TP.HCM). Chị Trần Thị Huệ (dì ruột của Tùng - một trong những người nhà cùng đưa Tùng vào viện) kể lại với PV Thanh Niên: “Đêm 6.4, cháu Tùng bị đau bụng, đến chiều 7.4 khi đi học về thì đau nhiều hơn, không chịu được và biểu hiện kiệt sức, gia đình vội đưa cháu vào BV Q.3 lúc 17 giờ (bảo hiểm y tế - BHYT của Tùng đăng ký ở BV này). Tại đây, sau khi truyền dịch, bác sĩ khám và chẩn đoán Tùng bị viêm ruột thừa cấp, nhưng không xử lý, mà cho điều xe cấp cứu chuyển Tùng sang BV Bình Dân để điều trị. Thế nhưng, khi qua đến BV Bình Dân, bác sĩ trực cấp cứu xem qua hồ sơ và nói, phải chuyển sang BV Nhi đồng 1 mới đúng tuyến, vì đây là bệnh nhi! Loay hoay đến lúc này đã mất 1 tiếng đồng hồ, vì rơi vào giờ cao điểm, xe cộ đông đúc. 18 giờ, từ BV Bình Dân, Tùng được đưa sang BV Nhi đồng 1, nhưng khi vào đến khoa cấp cứu thì bác sĩ trực tiếp nhận xem qua xem lại giấy tờ rồi bảo, trường hợp này đã quá... tuổi nhi đồng, không thể tiếp nhận (?!)”. “Lúc này bác sĩ BV Nhi đồng 1 nói với chúng tôi chuyển Tùng qua BV Nhân dân 115, hoặc BV Nguyễn Tri Phương”, anh Quân nói.

Việc chuyển bệnh nhân đi lòng vòng là sai. Nhưng, sai ở chỗ nào thì Sở đang yêu cầu 4 BV nói trên làm báo cáo chi tiết gửi cho Sở. 
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM

Con thì đau quằn quại do viêm ruột thừa, chạy tới chạy lui qua 3 BV, mất 2 giờ đồng hồ, nhưng không BV nào tiếp nhận xử trí, khiến gia đình bệnh nhân rất hoang mang. Thấy vậy, tài xế xe cứu thương BV Q.3 đã gọi trực tiếp cho bác sĩ Trần Hữu Nghĩa - Giám đốc BV Q.3 - nhờ can thiệp, và bác sĩ Nghĩa đã gọi cho phía BV Nguyễn Tri Phương, nên Tùng được đưa đến đây để phẫu thuật. Khi Tùng đến BV Nguyễn Tri Phương đã hơn 20 giờ, lúc này ruột thừa viêm to, sắp vỡ. Làm thủ tục giấy tờ xong, gần 22 giờ em mới được mổ. Bác sĩ thắc mắc, hỏi: “Sao nhà ở gần đây mà đưa vào viện trễ quá vậy?”. Trước câu hỏi này, người nhà chỉ biết lắc đầu.

Không mổ sau giờ hành chính (!)

Trước tiên, chúng tôi đem bức xúc của gia đình bệnh nhân tới nơi đầu tiên tiếp nhận Tùng là BV Q.3: “Vì sao tiếp nhận bệnh nhân mà không phẫu thuật, lại chuyển viện?”. Bác sĩ Trần Hữu Nghĩa, Giám đốc BV, đưa ra lý do hết sức bất ngờ: “Vì lúc đó ngoài giờ hành chính. Lâu nay BV chúng tôi không phẫu thuật cho các loại bệnh sau giờ hành chính, vì thiếu bác sĩ gây mê hồi sức. Ngoài giờ, chúng tôi chỉ trực cấp cứu, tiếp nhận, sơ cứu và chuyển viện đối với những trường hợp phải can thiệp ngoại khoa”.

Bác sĩ Quang Tuấn - người có trách nhiệm trong ca trực ở BV Bình Dân vào thời điểm bệnh nhân Tùng vào viện - thì đưa lý do “nhân đạo” hơn: “Do khi tiếp nhận, thấy hồ sơ bệnh án ghi bệnh nhân Tùng sinh năm 1996, nghĩa là mới 14 tuổi; cộng với trường hợp của Tùng chúng tôi chỉ nghi ngờ viêm ruột thừa, còn theo dõi thêm, nên quyết định chuyển Tùng qua BV Nhi đồng 1 để được điều trị đúng tuyến”. Chúng tôi lại đem bức xúc hỏi phía BV Nhi đồng 1: “Vì sao không tiếp nhận và phẫu thuật cho bệnh nhân?”. Ở đây, bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 - có vẻ “lo” cho túi tiền của bệnh nhân hơn sinh mạng: “Khi bác sĩ trực tiếp nhận, kiểm tra, thấy bệnh nhân sinh năm 1994, đã quá tuổi điều trị ở BV nhi, đây là bệnh nhân có BHYT, sợ BHYT sẽ không thanh toán nếu điều trị trái tuyến; cộng với trường hợp này không phải là ca cấp cứu khẩn, nên bác sĩ không tiếp nhận, mà cho chuyển viện”.

Do bảo hiểm y tế?

bệnh nhân Tùng sinh cuối tháng 12.1994, hiện là HS lớp 11. Qua tìm hiểu của chúng tôi, những bác sĩ am hiểu vấn đề cho rằng: “Lý do bác sĩ trực của các BV nhì nhằng, không tiếp nhận những trường hợp như bệnh nhân Tùng là vì... đây là bệnh nhân BHYT. Trong thực tế có nhiều trường hợp, vì sợ tiếp nhận trái tuyến, tiếp nhận không đúng tuổi... thì phía BHYT sẽ không thanh toán viện phí, nên nhiều bác sĩ đã cứng nhắc không tiếp nhận bệnh nhân BHYT!”. Một giảng viên y khoa, và một bác sĩ lâu năm về ngoại khoa ở TP.HCM (xin không nêu tên) có cùng ý kiến rằng: Nếu đã chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp thì cần phải mổ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, nguy cơ ruột thừa bị vỡ sẽ gây viêm phúc mạc, lúc đó tình trạng sẽ rất nặng nề, để lại di chứng đáng tiếc cho người bệnh. Cũng có nhiều trường hợp nghi ngờ viêm ruột thừa cần phải theo dõi thêm, trước khi quyết định phẫu thuật. Tuy nhiên, với người bệnh đang trong tình huống cấp cứu mà bị đẩy qua đẩy lại, thì tâm lý ai cũng lo lắng và bức xúc. Các bác sĩ cần xem lại thái độ, trách nhiệm của mình trước sinh mạng người bệnh.

Chúng tôi đem vấn đề bác sĩ sợ trách nhiệm, “sợ không được BHYT thanh toán trong việc tiếp nhận bệnh nhân trái tuyến, sai tuổi”, hỏi Bảo hiểm xã hội TP (BHYT thuộc Bảo hiểm xã hội), và được ông Cao Văn Sang - Giám đốc đơn vị này - trả lời ngay: “Với những tình huống cấp cứu, thì dù có trái tuyến, dù là bệnh nhi mà điều trị ở BV người lớn, hay đã quá tuổi nhi mà điều trị, cấp cứu ở BV nhi thì BHYT vẫn thanh toán đầy đủ, không vấn đề gì”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật