5 gợi ý thiết kế phòng ngủ cho trẻ khuyết tật

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu bạn đang thiết kế phòng ngủ cho một bé bị khuyết tật, bạn phải cân nhắc việc thực hiện một số yêu cầu thực tiễn. Xinh xinh xin gửi đến bạn một vài gợi ý.
5 gợi ý thiết kế phòng ngủ cho trẻ khuyết tật
Ảnh minh họa

Điều quan trọng là phải nhận thức được về thực tế rằng tất cả những đứa trẻ đều mong muốn có một căn phòng thật vui tươi. Bằng cách kết hợp một vài đặc điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như những nét vui vẻ, đáng yêu vào đó, những đứa trẻ sẽ sở hữu một phòng ngủ như mơ mà vẫn thực tiễn như chúng mơ ước.

1. Xe lăn
Nếu phòng ngủ của đứa trẻ phải trang bị một chiếc xe lăn, hãy đảm bảo rằng lối vào căn phòng ấy không có một khoảng cách quá khó di chuyển cho đến cửa phòng. Bạn cũng nên tránh những góc chật mà khó để di chuyển và giữ lối đi khỏi bị vướng. Những kiểu sàn nhà như gạch ốp hay sàn cứng cũng là những lựa chọn thông minh hơn so với thảm.
2. Chỗ đựng đồ
Mọi thứ trong phòng ngủ nên được sử dụng dễ dàng cho đứa trẻ, vì vậy họ có thể tự làm mọi thứ bất cứ khi nào có thể. Bỏ đi những tủ đồ với các ngăn kéo và thay vào đó là những thùng nhỏ dễ dàng mở và đóng. Cũng không nên sử dụng loại cửa tủ đóng trong tường. Nếu bạn sử dụng đồ đạc với những chiếc ngăn kéo, hãy đảm bảo rằng chiếc ngăn kéo ấy được kéo ra dễ dàng. Những chiếc tủ sách nhỏ với giá dài là lựa chọn tốt hơn so với những chiếc tủ cao.
3. Đồ dùng y tế
Một đứa trẻ thường nhận những điều trị và chăm sóc về y tế hay những liệu pháp vật lý trên chiếc giường của chúng, bạn sẽ muốn làm điều đó đơn giản hơn cho trẻ càng nhiều càng tốt. Sắp xếp những đồ đạc trong phòng theo cách mà loại đi nhu cầu di chuyển đồ đạc xung quanh trong thời gian điều trị. Điều này có thể giúp cho những liệu pháp và cách điều trị này tự nhiên hơn, chúng sẽ làm cho cả bạn và trẻ ít stress hơn. Nếu những đứa trẻ thích những loại đồ chơi cụ thể trong suốt quá trình điều trị, hãy đảm bảo rằng những loại đồ chơi ấy dễ sử dụng. 

4. Nơi để chơi và làm việc
Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp không gian chơi và làm việc thích hợp và dễ sử dụng cho những đứa trẻ. Việc này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bé, nhưng nếu việc chơi dưới đất là dễ hơn cho bé, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ trang bị đủ những chiếc thảm thoải mái và một mật bàn nhỏ mà bé có thể sử dụng trực tiếp trên sàn nhà. Nếu thay vì việc dễ hơn cho bé sử dụng những bề mặt như vậy với độ cao của bàn, có thể trang bị bề mặt cho việc chơi lớn hơn ở mức độ ấy. Điều này có thể làm trẻ không gặp khó khăn trong việc nhặt những đồ chơi đã bị rơi. 
5. Lấy ý kiến của trẻ trong quá trình thiết kế và trang trí
Đừng quên lấy ý kiến của trẻ trong toàn bộ quá trình thiết kế và trang trí. Giống như bất cứ đứa trẻ nào khác, những đứa trẻ khuyết tật sẽ luôn nghĩ rằng phòng ngủ của chúng là nơi hoàn toàn cá nhân, mang phong cách riêng, và cô bé hay cậu bé ấy sẽ muốn một chút những điều mà mình thích trong không gian ấy. Hãy để cho trẻ tự chọn màu sơn, chủ đề trang trí và nghe ý kiến của bé cho việc điều gì ở căn phòng sẽ thu hút chúng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật