Alan Wake chê bai Heavy Rain không “thật”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo đó, tựa game của Quantic Dream có thể chi tiết nhưng không được tự nhiên trong khi Alan Wake vượt trội hơn nhờ công nghệ mô phỏng chuyển động của mình.
Alan Wake chê bai Heavy Rain không “thật”
Ảnh minh họa

Mới đây, trong một bài trả lời phỏng vấn với trang web VG247, ông Mark Carson - người chịu trách nhiệm mô phỏng chuyển động nhân vật trong Alan Wake - đã phát biểu rằng ông không thích sự giả tạo của những nhân vật trong Heavy Rain. Rõ ràng tựa game PS3 kia đã đạt được những bước tiến nhất định trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là một đỉnh cao mà tất cả đều phải học hỏi.

Heavy Rain thực sự đã khiến cho rất nhiều người phải ấn tượng về mức độ chi tiết trên khuôn mặt của mỗi nhân vật. Tuy nhiên, những chuyển động trên cơ mặt của họ lại không hề được tự nhiên và giống thật. Chi tiết này khiến cho sản phẩm của Quantic Dream không được ấn tượng như Alan Wake.
Giải thích sâu hơn vào vấn đề, trưởng của CaptiveMotion studio cho biết rằng so với rất nhiều đối thủ của mình, Alan Wake vượt trội hơn nhiều về sự trung thực trong những chuyển động của c‌ơ th‌ể nhân vật cho đến cách biểu lộ cảm xúc trên gương mặt của họ.
 
Để mô phỏng chuyển động của cơ mặt nhân vật ở một tựa game thông thường. người ta sử dụng khoảng 80 đến 100 điểm gắn trên gương mặt của diễn viên. Tuy nhiên, nếu so sánh với những gì mà CaptiveMotion đã làm với Alan Wake thì con số đó thật khiêm tốn bởi họ đã phải sử dụng đến 1600 điểm mô phỏng chuyển động tinh tế trên gương mặt của nhà văn Alan Wake.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về chất lượng của tựa game này không chỉ nằm ở số lượng. Những điểm gắn lên mặt diễn viên của họ cũng rất khác biệt. Những chấm thường dùng mang hình cầu như một hạt đậu. Thế nên, những động tác mô phỏng mà chúng đem lại không phải là chuyển động thực tế của cơ mặt nhân vật mà là chuyển động của phần đỉnh chấm.
 
Chính công nghệ kiểu cũ này đã khiến cho gương mặt của các nhân vật trong game giống như một chiếc mặt nạ chất dẻo nhiều hơn là giống người. Khi làm việc với dự án Alan Wake, CaptiveMotion đã sử dụng những chấm mỏng dính trên mặt diễn viên. Chính vì thế, chất lượng mà họ thu về được cũng có tính trung thực cao hơn những sản phẩm khác.
Studio của ông Mark Carson đã mất 2 tháng để thực hiện phần việc của mình trong dự án này. Sau 1 tuần đầu ghi hình, thời gian còn lại sẽ được sử dụng để sàng lọc và xử lý dữ liệu thu được. Tuy nhiên, bất ngờ rằng thời gian mà họ phải bỏ ra để hoàn thiện chuyển động cho gương mặt của nhân vật lại nhanh hơn nhiều so với những studio khác.
 
Khi được phỏng vấn về ý kiến của mình về cuộc ganh đua giữa hai phong cách photorealistic (thực tế, giống thật) và illustrative (đẹp, không nhất thiết phải giống thật), ông Carson đã bày tỏ quan điểm khách quan của mình. Ông cho rằng đây là hai mặt của vấn đề mà ngành công nghiệp game vẫn phải đau đầu để giải quyết.
Một phần của tranh cãi còn tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp của con người. Những sản phẩm được thực hiện theo phong cách photorealistic đang cố đạt tới những giá trị mà trước đó game bị coi là không bao giờ với tới được. Phong cách illustrative lại muốn vượt xa những giới hạn của con người và không cần phải chạy theo một thứ vốn dĩ đã không hoàn hảo.
 
Mặc dù vậy, những hãng game đang áp dụng phong cách Photorealistic cho tác phẩm của mình đang quá lệ thuộc vào sức mạnh của công nghệ. Trong khi đó, việc này lại không thể cải thiện được chất lượng của tựa game mà họ đang phát triển. Hơn nữa, công nghệ hiện tại cũng chỉ là một bước đệm để đồ họa phát triển tới một trình độ cao hơn nhiều trong tương lai.
Hy vọng rằng Alan Wake cũng sẽ có được một chất lượng cao như mọi người vẫn luôn mong đợi. Tựa game này sẽ được phát hành vào ngày 18 tháng 5 trên hệ máy Xbox 360.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật